backup og meta

Cách chăm sóc môi sau phun để có làn môi đẹp tự nhiên

Cách chăm sóc môi sau phun để có làn môi đẹp tự nhiên

Phun môi là phương pháp làm đẹp giúp giữ môi hồng hào, tươi trẻ mà nhiều người đang tìm tới. Song nếu không biết cách chăm sóc môi sau phun đúng cách sẽ để lại nhiều rủi ro không đáng có xảy ra.

Vậy chăm sóc môi sau phun thế nào để giữ được màu đẹp tự nhiên lâu dài? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Các triệu chứng trong 4 ngày sau khi phun môi

Sau khi phun môi, trong 4 ngày đó bạn có thể gặp một số triệu chứng sau: 

  • Cảm giác châm chích ngay sau khi phun môi
  • Môi dần sưng và đỏ
  • Môi có thể bong tróc và ngứa nhẹ sau một thời gian môi lành vết thương
  • Môi khô trong vòng 2 tuần sau đó.

Những triệu chứng trên là quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da. Quan trọng là cách chăm sóc môi sau khi phun đúng cách sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn, để lộ đôi môi tự nhiên hơn sau phun.

chăm sóc môi sau phun

Cách chăm sóc môi sau khi phun 

Làm đẹp là cả quá trình trước, trong điều trị và cách chăm sóc môi sau đó. Bước chăm sóc môi sau phun cũng là yếu tố quan trọng quyết định nhiều tới kết quả sau phun. Một số lưu ý bạn có thể tham khảo để có cách chăm sóc môi sau khi phun đúng cách:

Những điều không nên làm sau khi phun môi

  • Không chạm vào môi hay cạy gỡ vảy, vùng da bong tróc
  • Tránh để môi bị ướt: Tránh tắm nước nóng dưới vòi hoa sen, không nên đi bơi trong thời gian sau khi phun môi, hạn chế đổ mồ hôi quá nhiều khi tập gym, tập thể dục hay xông hơi
  • Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên trên môi: kể cả kem đánh răng, các sản phẩm trang điểm, son môi 
  • Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng hoặc rất mặn: Những thức ăn này sẽ gây châm chích. Đồng thời không nên ăn những thực phẩm gây sẹo khác như xôi, thịt gà,…
  • Không uống bất cứ nước gì quá nóng, vì điều này sẽ gây ra sưng môi
  • Kiêng những đồ kích thích như rượu bia: Những đồ uống này sẽ ảnh hưởng tới lưu thông máu, khiến môi bị loang lổ, lên màu không đẹp
  • Tránh để môi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nên sử dụng khẩu trang và đồ bảo hộ để che chắn khỏi tia UV. Vì ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng tới màu sắc môi, thậm chí gây thâm môi
  • Không đi cạo vôi răng hay làm trắng răng trong thời gian mới đi phun môi để hạn chế tác động đến đôi môi đang bị tổn thương.

>>> Xem thêm: Xăm môi nên ăn gì và kiêng gì để môi đẹp như ý?

Chăm sóc môi sau phun ngày 1

Sau 1 ngày phun, môi mới bị tổn thương sẽ bị sưng, màu khá đỏ và không tự nhiên.

  • Sử dụng thuốc bôi hoặc sản phẩm son dưỡng do bác sĩ hoặc cơ sở thẩm mỹ kê đơn theo hướng dẫn. Nên rửa tay sạch trước khi thoa thuốc/sản phẩm để ngăn ngừa bị nhiễm trùng 
  • Không ăn trong vài giờ ngay sau khi phun. 
  • Nên sử dụng ống hút khi uống nước để hạn chế tác động lên môi.

chăm sóc môi sau phun

Chăm sóc môi sau phun ngày 2-10

Sau vài ngày, môi sẽ dần giảm sưng và bắt đầu bong tróc. Tình trạng môi bong tróc sẽ kéo dài trong vòng 7 ngày.

Cách chăm sóc môi phun sau khi bong:

  • Trong khoảng thời gian này, bạn cần làm sạch môi một ngày một lần bằng nước ấm
  • Không chà xát môi, nên chạm nhẹ nhàng. Nhanh chóng làm môi khô bằng miếng bông hoặc gạc thấm môi 
  • Khi thấy môi đang căng và khô, bạn có thể thoa lớp thuốc mỡ lên môi được kê đơn sau khi làm sạch. Hạn chế để môi bị tác động bởi những yếu tố ô nhiễm bên ngoài.
  • Luôn bảo vệ môi khỏi ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng khẩu trang che chắn.

Chăm sóc môi sau phun sau ngày 11 trở đi

Chăm sóc môi sau khi phun 11 ngày: Môi bắt đầu ngưng bong tróc, bạn có thể quay lại sinh hoạt bình thường như tập thể dục, thậm chí là sử dụng các sản phẩm khác. Lưu ý tránh sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da retinol và axit, khiến làm mờ màu sắc của môi sau phun.

Bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng dành riêng cho môi để tránh những tác động xấu của tia UV gây loang lổ màu sắc hoặc làm mờ màu sắc của môi theo thời gian.

Tại sao cần chăm sóc môi sau phun?

cách chăm sóc môi sau phun

Việc chăm sóc môi sau phun có ảnh hưởng tới kết quả màu sắc mà bạn mong muốn. Nếu không giữ ẩm cho đôi môi sau khi phun, tình trạng bong vảy kéo dài ảnh khiến màu sắc không đồng đều, chưa kể có thể gây ra tình trạng da bị tróc từng mảng gây vết thương mới.

Quá trình lành vết thương và hồi phục sẽ gây ra tình trạng khô da, căng và ngứa. Vì vậy việc thường xuyên thoa dưỡng ẩm cho môi là rất quan trọng để giảm những khó chịu trên và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn không làm sạch môi đúng cách và thường xuyên, sẽ vô tình để bụi bẩn và tế bào da chết tích tụ lại làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc gây kích thích da.

Vì vậy, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ hay cơ sở phun để có cách chăm sóc môi sau phun đúng cách từ đó giúp giữ được màu môi lâu hơn, và một cách tự nhiên 

Lưu ý nếu bạn từng bị vết loét hoặc bệnh herpes trên môi, bạn cần dùng thuốc kháng vi -rút trong một thời gian trước và sau khi làm thủ thuật. Bởi thủ thuật phun môi có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến kết quả không được như mong đợi.

>>> Đọc thêm: Phun môi có được ăn chuối không? Ăn gì và kiêng gì để nhanh lên màu đẹp

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách chăm sóc môi sau phun phù hợp hơn, để không còn nỗi lo về các bệnh về da như nhiễm trùng sau khi phun môi mà vẫn có đôi môi đỏ mọng tự nhiên.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lip Blushing: What You Need To Know

https://health.clevelandclinic.org/lip-blushing/

Ngày truy cập 17/08/2022

Tattoos & Permanent Makeup: Fact Sheet

https://www.fda.gov/cosmetics/cosmetic-products/tattoos-permanent-makeup-fact-sheet

Ngày truy cập 17/08/2022

Choosing a Permanent Cosmetic Artist Based on Price

https://www.spcp.org/thinking-of-getting-a-cosmetic-tattoo/choosing-a-permanent-cosmetic-artist-based-on-price/

Ngày truy cập 17/08/2022

roper After Care for Summer Permanent Makeup

https://lpcp.org/proper-after-care-for-summer-permanent-makeup/

Ngày truy cập 17/08/2022

Treatment of Cosmetic Tattoos: A Review and Case Analysis

https://journals.lww.com/dermatologicsurgery/Abstract/2018/12000/Treatment_of_Cosmetic_Tattoos__A_Review_and_Case.11.aspx

Ngày truy cập 17/08/2022

Phiên bản hiện tại

31/08/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Dị ứng son môi: Những điều phái đẹp nhất định phải biết!

Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 31/08/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo