Bệnh tổ đỉa là một tình trạng da liễu thường xảy ra ở lòng bàn tay và bàn chân. Một số người thấy bệnh da liễu này thường gây mụn nước chứa dịch và ngứa da nhưng không biết bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa đôi khi liên quan đến các vấn đề gây căng thẳng, dị ứng theo mùa hoặc tiếp xúc với một số chất gây dị ứng nhất định. Cùng tìm giải đáp bệnh tổ đỉa có lây không qua bài viết dưới đây!
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da do nấm gây ra. Đây cũng là bệnh da liễu mãn tính, thường phát triển trên ngón tay, bàn tay và bàn chân. Bệnh tổ đỉa thường có biểu hiện như mụn nước nhỏ, gây ngứa, phồng rộp và dễ bị vỡ khi tác động mạnh. Sau khi các vết phồng rộp vỡ và khô đi, chúng trở nên đóng vảy và nứt nẻ. Nếu để bàn tay và bàn chân bị ẩm ướt cũng có thể làm tình trạng da trầm trọng hơn.
Tùy vào mức độ phát triển của tình trạng bệnh, tuy nhiên bệnh tổ đỉa thường ngứa, khó chịu khiến người bệnh gãi khiến tăng khả năng nhiễm trùng cao. Ngoài ra bệnh ngoài da này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.
>>> Mời bạn đọc thêm: Tìm hiểu chung về bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Hiện tại, các nhà nghiên cứu và nhân viên y tế chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể là tác nhân gây bệnh và khiến tình trạng da trầm trọng hơn như:
- Yếu tố di truyền: Nếu thế hệ đi trước mắc bệnh mề đay, chàm tổ đỉa thì bạn có nguy cơ khá cao mắc bệnh này
- Dị ứng: Khi da tay và chân tiếp xúc nhiều với một số chất như xi măng, niken, coban và crom có thể gây ra bệnh tổ đỉa. Các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thức ăn cũng có thể gây bùng phát.
- Độ ẩm: Bàn tay hoặc bàn chân thường xuyên ra mồ hôi hoặc ẩm ướt có thể có nguy cơ gây ra bệnh tổ đỉa
- Môi trường điều kiện khắc nghiệt trời nóng ẩm khiến mồ hôi ẩm ướt và tiếp xúc các chất hoá học độc hại khác
- Kích hoạt hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với các chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Các phản ứng quá mức này có thể làm da bạn bị viêm.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa có lây sang người khác không? Bệnh tổ đỉa không có khả năng lây lan cho người khác. Tuy nhiên nếu gãi mụn nước khiến các vết phồng rộp bị vỡ ra sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nếu mụn nước bị nhiễm trùng, bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, làm sạch vùng da bị nhiễm trùng và kê đơn thuốc điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa có lây không? Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể lớn hơn và lan ra mặt sau của các ngón tay, bàn tay và bàn chân của bạn. Tuy nhiên mụn nước sẽ không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể bạn.
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm để có giải pháp phù hợp
Bệnh tổ đỉa gây nhiễm trùng khi nào?
Bệnh tổ đỉa có thể gây ra mụn nước, sau đó khiến da khô, nứt nẻ. Việc gãi do ngứa có thể gây kích ứng thêm và tạo ra các vết thương nhỏ. Các vết thương hở này tạo điều kiện cho vi rút, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da, do vậy da có thể bị nhiễm trùng là rất cao.
Vi khuẩn như Streptococcus hoặc Staphylococcus cũng gây ra khiến bệnh tổ đỉa bị nhiễm trùng. Staphylococcus là một loại vi khuẩn sống trên da của bạn. Nó có thể xâm nhập vào vết thương hoặc khi vết phồng rộp bị vỡ để gây nhiễm trùng tụ cầu.
Các triệu chứng của tình trạng bị nhiễm trùng do vi khuẩn như:
- Đau đớn
- Sưng tấy
- Da đóng vảy
- Mụn nước đầy mủ
- Ngứa đỏ
- Da phồng rộp.
Bạn có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát trùng. Ngoài ra, nhiễm nấm Candida là một bệnh nhiễm trùng nấm phổ biến có thể xảy ra cùng với bệnh tổ đỉa. Bạn có thể điều trị nhiễm nấm bằng kem hoặc viên nén chống nấm.
Lưu ý nên có sự tham vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho da của bạn, giảm nguy cơ nhiễm trùng bị nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Một số phương pháp phổ biến để điều trị bệnh tổ đỉa như:
- Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid
- Tiêm steroid, hoặc viên uống (Tuỳ vào các đợt bùng phát nghiêm trọng)
- Liệu pháp ánh sáng (để vùng da bị ảnh hưởng có thể được làm dịu da khi tiếp xúc với tia cực tím)
- Sử dụng thuốc kháng histamine
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác (nếu bạn bị nhiễm trùng)
- Bôi thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm bớt sự khó chịu với tình trạng da khô và ngứa.
>>> Đọc thêm: Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý cách chăm sóc da khi bị bệnh tổ đỉa tại nhà để ngăn ngừa tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như
- Tránh gãi hoặc làm vỡ vết phồng rộp
- Giữ khô vùng da bị ảnh hưởng bằng cách tránh tắm thường xuyên hoặc rửa tay
- Sử dụng nước mát hoặc ấm thay vì nước nóng
- Tránh các sản phẩm gây kích ứng như nước hoa thơm, xà phòng rửa chén hoặc chất tẩy rửa mạnh
- Mang găng tay khi rửa bát để hạn chế tiếp xúc các hoá chất
- Mang găng tay khi thời tiết nóng hoặc lạnh
- Cắt ngắn móng tay để tránh bị trầy xước do chấn thương
- Làm sạch tay trước khi thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm.
Hy vọng bạn đọc tìm được giải đáp cho mình bệnh tổ đỉa có lây không? Bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, hơn nữa nguy cơ bị bị nhiễm trùng có thể xảy ra. Lưu ý những điều trên để kịp thời điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả!