Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa?
Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa sau khi kiểm tra cơ thể. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa nhưng bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để loại trừ các bệnh da khác có triệu chứng tương tự, ví dụ như cạo da để xét nghiệm tìm nấm gây ra các bệnh chẳng hạn như nấm nông ở chân. Da dị ứng và nhạy cảm có thể được phát hiện khi da tiếp xúc với các chất khác nhau.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tổ đỉa?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, phương pháp điều trị, cách trị tổ đỉa có thể bao gồm:
- Corticosteroid. Kem và thuốc mỡ corticosteroid liều cao có thể giúp nhanh chóng làm biến mất các mụn nước. Bọc vùng da điều trị lại bằng bìa nhựa có thể cải thiện sự hấp thụ. Bác sĩ cũng có thể chườm ẩm sau khi điều trị bằng corticosteroid để tăng cường sự hấp thu của thuốc. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống chẳng hạn như prednisone. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này dài hạn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng;
- Liệu pháp ánh sáng. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn áp dụng liệu pháp ánh sáng đặc biệt kết hợp tiếp xúc tia cực tím với các loại thuốc giúp cho làn da tiếp nhận tốt hơn các lợi ích từ loại ánh sáng này.
- Thuốc mỡ ức chế miễn dịch. Các loại thuốc như tacrolimus và pimecrolimus có thể giúp ích cho những người không muốn dùng steroid. Tuy nhiên, các thuốc này có một tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Tiêm botulinum toxin. Một số bác sĩ có thể xem xét sử dụng thuốc botulinum toxin để điều trị các trường hợp bệnh nghiêm trọng.
Biến chứng
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa thường sẽ biến mất trong một vài tuần mà không để lại biến chứng. Nếu bạn không làm xước da vùng bị ảnh hưởng, sẽ không để lại sẹo hay thâm đáng kể.
Nếu bạn chà xát vùng bị ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn, hoặc bệnh sẽ lâu lành hơn. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng do trầy xước và vỡ mụn nước.
Mặc dù bệnh này có thể chữa lành hoàn toàn nhưng cũng có thể tái phát, bởi nhiều nguyên nhân của chàm tổ đỉa chưa được xác nhận rõ ràng, bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách để ngăn chặn hoặc chữa khỏi bệnh.
>>> Đọc thêm: Da nổi đốm đỏ không ngứa là bệnh gì? 20 nguyên nhân thường gặp nhất
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tổ đỉa?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Chườm ẩm, lạnh có thể giúp làm giảm sự khó chịu liên quan đến ngứa da. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ sau khi chườm. Kem dưỡng ẩm có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt.
Những loại kem dưỡng ẩm có thể bao gồm:
- Mỡ bôi trơn như vaseline
- Các loại kem như Lubriderm® hoặc Eucerin®
- Dầu khoáng
- Ngâm với nước cây phỉ
Thay đổi chế độ ăn uống có thể có ích nếu thuốc không ngăn chặn được bùng phát. Vì dị ứng niken hay coban có thể gây ra bệnh chàm, nên bạn hãy loại bỏ thực phẩm có chứa những chất này. Bạn có thể bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi làm như vậy.
>>> Tham khảo thêm: Da tay khô bong tróc: 8 nguyên nhân mà bạn không thể ngờ!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tổ đỉa tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!