Mụn dưới cằm không những gây khó chịu, làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt, mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin của một số người. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị da dưới vùng cằm phù hợp có thể khiến bùng phát mụn nghiêm trọng hơn.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng mụn dưới cằm qua bài viết dưới đây!
Tình trạng mụn dưới cằm là mụn gì?
Mụn trứng cá xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và dầu thừa, bụi bẩn. Chính những vi khuẩn, bụi bẩn này tạo ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Vi khuẩn sống trên da cũng có thể lây nhiễm ở các lỗ chân lông, gây ra mụn nhọt, u nang, nốt sần, đỏ viêm.
Một nghiên cứu quốc tế năm 2015 được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Châu Âu cũng cho thấy má, cằm và hàm là những khu vực dễ xuất hiện mụn trứng cá nhất ở phụ nữ. Nghiên cứu cũng báo cáo rằng 90% phụ nữ bị mụn trứng cá ở nhiều vùng trên khuôn mặt, đặc biệt vùng dưới cằm, quai hàm.
>>> Đọc thêm: Mụn ẩn ở cằm do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân mụn mọc dưới cằm
Rối loạn hormone
- Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ do tiền kinh nguyệt: Nhiều phụ nữ gặp tình trạng mụn nổi ở cằm trong 7-10 ngày trước kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố. Đây được gọi là mụn tiền kinh nguyệt và nó ảnh hưởng đến 36-78% phụ nữ, đặc biệt là người trên 30 tuổi. Lý giải cho việc mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến nổi mụn dưới cằm là do nồng độ androgen tăng. Androgen là nội tiết tố nam có thể dẫn đến tăng sinh tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, mang thai hoặc mãn kinh cũng khiến nội tiết tố thay đổi và gây mụn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Nguyên nhân khác là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) với chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến mọc mụn ở cằm.
- Thuốc: Một số người có thể bị mất cân bằng nội tiết tố khi sử dụng hay ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
- Dậy thì: Các bạn nam nữ thanh thiếu niên cũng thường bị mụn trứng cá dọc theo đường viền hàm trong giai đoạn dậy thì. Các bạn nữ có thể thấy mụn dưới cằm trong chu kỳ kinh nguyệt khi hormone giảm.
Thông thường mụn ở cằm có kích cỡ to và viêm nhiều hơn so với mụn ở những vị trí khác trên da mặt.
Chế độ ăn uống gây mụn dưới cằm
Sản phẩm chăm sóc da
Một số bạn chưa biết lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng da của mình do đó vô tình khiến làn da bị bùng phát mụn. Nếu có làn da nhờn tự nhiên, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da “không chứa dầu”, “không gây mụn” hoặc gốc nước. Những sản phẩm như vậy ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hạn chế gây mụn dưới cằm.
Cách chăm sóc da chưa phù hợp
Liệu bạn có rửa mặt sai cách hay rửa mặt quá nhiều? Một số trường hợp mụn mọc ở cằm nhiều khiến họ muốn rửa mặt. Tuy nhiên, rửa mặt quá nhiều có thể làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn do:
- Vô tình phá vỡ hàng rào bảo vệ da và tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn và chất kích ứng gây viêm nhiễm.
- Da sau đó sẽ sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho tình trạng khô da do chà rửa quá nhiều. Điều này có thể gây ra nhiều mụn trứng cá hơn.
Rối loạn giấc ngủ
Ngủ không đủ giấc dẫn đến căng thẳng, lo âu cũng có thể góp phần làm bùng phát mụn dưới cằm.
>>> Xem thêm: Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân và cách trị mụn như thế nào?
Phương pháp điều trị mụn dưới cằm
1. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là con dao hai lưỡi, bởi đây là biện pháp có thể kiểm soát hoặc làm rối loạn nội tiết tố của phụ nữ. Nếu bạn dễ bị nổi mụn do chu kỳ kinh nguyệt, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp kiểm soát mụn dưới cằm. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế phản ứng ngược.
Có những loại thuốc tránh thai đường uống được FDA chấp thuận, do chứa ít thành phần progesterone gây mụn hơn như norgestimate, norethindrone acetate hoặc drospirenone. Theo một số nghiên cứu, thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, làm sạch da trong vòng 3-6 tháng, nhưng cũng có thể có tác dụng phụ, bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cục máu đông và đột quỵ ở phụ nữ hút thuốc.
>>> Xem thêm: Mụn ẩn trên trán, mụn giữa 2 lông mày cảnh báo điều gì?
2. Retinoids
Retinoids (tretinoin, adapalene, tazarotene) có nguồn gốc từ vitamin A, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn nổi dưới cằm do nội tiết tố. Lưu ý bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các loại thuốc này cho da. Tretinoin chỉ sử dụng cho tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng và không bao giờ được sử dụng cho phụ nữ mang thai, vì nguy cơ dị tật bẩm sinh là rất cao.
3. Lưu huỳnh (Sulfur)
Các phương pháp điều trị tại chỗ có chứa lưu huỳnh (Sulfur) có thể giúp giảm viêm mụn. Các thuốc chứa lưu huỳnh thường có sẵn ở dạng không kê đơn và theo toa.
4. Spironolactone
Spironolactone là một loại thuốc theo toa của bác sĩ, được sử dụng như thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao và suy tim, bên cạnh đó thuốc cũng có thể được sử dụng cho một số người bị mụn dưới cằm do nội tiết tố.
>>> Đọc thêm: Mụn đinh râu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Thực phẩm nào giúp loại bỏ mụn dưới cằm?
Trong nghiên cứu đã đề cập ở trên, nhiều người bị mụn khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa (48,2%) cao hơn so với những người không dùng (38,8%). Những người thường xuyên ăn soda, bánh ngọt, sô cô la và đồ ngọt khác cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.
Vì vậy để ngăn ngừa cũng như giảm tình trạng mụn ở dưới cằm bạn nên hạn chế thực phẩm có đường, sữa, tinh bột cao. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm rau củ xanh, trái cây giàu vitamin, chất khoáng, uống đủ nước, cấp ẩm đủ cho da.
>>> Tham khảo: Nên uống gì cho mát gan hết mụn tại nhà?
Bị mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì? Mụn dưới cằm có thể là biểu hiệu của tình trạng rối loạn nối tiết tố trong cơ thể. Vì vậy hãy chăm sóc cơ thể thật tốt, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, chế độ ăn lành mạnh và chăm sóc da phù hợp để giảm nguy cơ bị mụn dưới cằm cằm.