backup og meta

7 bước thanh lọc giúp da nhanh lành mụn

7 bước thanh lọc giúp da nhanh lành mụn

Hẳn bạn đã nghe nhiều về “detox cơ thể”, nhưng còn “detox cho da” thì sao? Bạn có biết rằng một khi được thanh lọc (detox), da sẽ trở nên mịn màng và loại bỏ cả những đốm mụn đáng ghét. Vậy nguyên lí căn bản để thực hiện được liệu trình này như thế nào?

Toàn bộ cơ thể con người được liên kết chặt chẽ với nhau, và lối sống của bạn đóng một vai trò quan trọng trên tất cả các phương diện trong cuộc sống. Để thanh lọc những chất dư thừa ra khỏi cơ thể, bạn cần lên kế hoạch sẵn sàng để tất cả các bộ phận cơ thể của bạn phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Vì làn da là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, nó cũng cần được phóng thích các chất độc hại và thay thế chúng bằng các chất dinh dưỡng, khoáng chất mà cơ thể cần để phát triển khỏe mạnh.

Hạn chế cơ thể hấp thu độc tố 

Một phần của quá trình đào thải độc tố là hạn chế số lượng các độc tố bạn đang hấp thụ vào cơ thể. Độc tố có nhiều dạng, và một số thì không có biểu hiện hay tác động rõ ràng.

Những tác nhân như khói thuốc lá và rượu làm cho cơ thể hấp thụ nhiều độc tố. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các thực phẩm mà mình đang sử dụng, có thể chúng chứa một lượng lớn thuốc diệt, thuốc trừ sâu, kháng sinh và các loại hormone tăng trưởng, những chất có độc tính nguy hiểm cho cơ thể.

Bên cạnh đó, các kim loại nặng độc hại có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian. Nếu không kiểm soát được lượng độc tố đã hấp thụ trong nhiều năm, cơ thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề, mà một trong số đó là mụn trứng cá cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Bắt đầu từ bên trong để thanh lọc da

Mụn được hình thành từ trong ra ngoài. Vì vậy, những gì bạn đang nhìn thấy trên khuôn mặt và các vùng da khác trên cơ thể không phải là kết quả của việc ăn uống hay sử dụng mỹ phẩm hiện tại mà thậm chí từ những thói quen xấu trong quá khứ.

Bạn không nên chỉ chú trọng đến việc làm như thế nào để hết mụn, mà bạn cũng nên tập trung thay đổi các yếu tố từ bên trong cơ thể và cũng là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu thấy làn da bạn có sự cải thiện rõ rệt. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để giúp cải thiện tình trạng của da:

  • Uống thật nhiều nước tinh khiết. Cơ thể bạn mất hay thiếu nước có thể làm tình trạng mụn trứng cá xấu đi;
  • Làm sạch ruột. Chất thải tích tụ trong ruột kết có thể làm cho da trông xấu đi. Bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp gan khỏe mạnh, tránh uống cà-phê và rượu;
  • Sử dụng các loại rau và trái cây sạch, các loại thịt đã được kiểm duyệt chất lượng để tránh hóa chất độc hại;
  • Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu;
  • Lắp đặt một bộ lọc nước cho bồn tắm của bạn để hạn chế lượng clo.

Điều trị mụn theo phương pháp tự nhiên

Thay vì sử dụng các phương pháp điều trị ảnh hưởng mạnh tới da, các loại hoá chất và thuốc bôi, bạn nên chuyển sang các sản phẩm hữu cơ và có nguồn gốc tự nhiên sẽ làm giảm tác dụng phụ và nuôi dưỡng làn da với các mỹ phẩm chiết xuất từ thực vật và thảo dược.

Chúng ta cung cấp cho cơ thể những điều mà cơ thể cần, chứ không phải là tác động đến nó bằng các hóa chất tạo ra trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, những thành phần thiên nhiên cũng chưa chắc đã an toàn tuyệt đối cho làn da. Bạn nên thử thoa kem dưỡng ở mặt trong cánh tay, để yên trong vòng 6-8 giờ, nếu không có phản ứng phụ như đỏ, ngứa thì có thể thoa lên mặt.

Sử dụng một mặt nạ giải độc chữa bệnh

Nếu bạn bị mụn trứng cá nặng, hãy thử sử dụng một mặt nạ giải độc chữa bệnh được thực hiện với đất sét bentonite, một loại đất sét được biết đến với khả năng loại bỏ các độc tố ra khỏi da.

Bùn thường được sử dụng để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể khi tắm bùn, nhưng bạn cũng có thể dùng mặt nạ bùn với mục đích tương tự. Mặt nạ bùn giúp se khít lỗ chân lông, vì bùn sẽ loại bỏ bụi bẩn cũng như các tạp chất. Bạn có thể dùng mặt nạ bùn như một phần phương pháp dưỡng da hàng tuần của bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua mặt nạ đất sét hoặc bùn ở các trung tâm thương mại lớn. Đừng đánh liều mua loại handmade ở nhà, vì có thể người chế tạo không biết cách thanh lọc bùn, đất sét để an toàn cho làn da.

Quan sát kết quả thanh lọc da của bạn

Khi đang trong quá trình thanh lọc cơ thể, bạn không được phán đoán hay đi đến kết luận quá vội vàng. Khi cơ thể được thanh lọc các độc tố tại nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, mọi thứ có thể trông xấu hơn trước khi làn da được cải thiện. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chưa bao giờ thanh lọc cơ thể trước đây hoặc ăn uống theo chế độ ăn uống tiêu chuẩn cho đến bây giờ. Một khi bạn đã thiết lập những thói quen tốt và có đủ thời gian để nhìn thấy kết quả, bạn có thể nhận ra những hoạt động nào là hiệu quả, cái nào là không hiệu quả, sau đó bạn có thể điều chỉnh và bổ sung thêm điều gì để cải thiện làn da.

Bổ sung dinh dưỡng

Bạn nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ da liễu nếu cho rằng tình trạng mụn trứng cá của mình là do thiếu hụt dinh dưỡng. Có thể là do bạn không nhận đủ lượng vitamin hay vi chất cần thiết từ các loại thực phẩm đang ăn, gây ra tình trạng mụn.

Nếu bạn không thể ăn được trái cây hoặc rau củ theo đúng khẩu phần khuyến nghị dành cho mình, bạn có thể dùng các loại thực phẩm bổ sung vitamin và rau xanh để thay thế. Các loại thực phẩm bổ sung này được làm từ các loại rau củ thật, không chứa các vitamin và khoáng chất tổng hợp.

Hãy kiên nhẫn

Dẹp bỏ những đốm mụn không thể một sớm một chiều mà rất cần sự kiên nhẫn vì cơ thể cần thời gian để điều chỉnh. Nếu cố gắng để đẩy nhanh quá trình này, bạn sẽ làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn bằng việc sử dụng chất tẩy rửa và các loại kem làm mài mòn da, gây mẩn đỏ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to detox for acne in 7 steps. http://bembu.com/acne-detox Ngày truy cập 02/02/2016

Phiên bản hiện tại

24/07/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: product-hhg


Bài viết liên quan

Top 5 sản phẩm nước tẩy trang cho da khô tốt nhất

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 24/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo