backup og meta

Điểm danh 9 loại thuốc trị hắc lào được bác sĩ tin dùng

Điểm danh 9 loại thuốc trị hắc lào được bác sĩ tin dùng

Hắc lào là tình trạng được gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Khi không dùng thuốc đúng sẽ dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn dùng các thuốc trị hắc lào được chỉ định bởi bác sĩ, bệnh có thể sẽ phục hồi nhanh hơn.

Thông thường, các thuốc trị hắc lào không cần toa thường được nhiều người dùng, nhưng việc điều trị có thể không hiệu quả. Nếu hắc lào không đáp ứng với các loại thuốc này hoặc bệnh chiếm diện tích lớn trên cơ thể, bạn có thể cần bác sĩ chỉ định một số loại thuốc trị hắc lào. Các loại thuốc theo toa có nhiều loại như thuốc bôi dạng dung dịch, các loại kem và thuốc mỡ, các loại thuốc kháng sinh dạng thuốc viên, viên nang hoặc viên nén. Dưới đây là 9 loại thuốc trị hắc lào thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh.

Butenafine

Butenafine là một loại thuốc kháng nấm theo toa, dùng tại chỗ. Để sử dụng thuốc này, bạn bôi kem vào vùng nhiễm bệnh 1 lần mỗi ngày, trong một khoảng thời gian quy định của bác sĩ. Tác dụng phụ nghiêm trọng của butenafine hầu như không có.

Ciclopirox

Ciclopirox là một loại thuốc kháng nấm theo toa dùng tại chỗ. Thuốc có sẵn ở dạng kem, dung dịch và dầu gội đầu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch bị ức chế, đang uống thuốc kiểm soát động kinh hoặc rối loạn co giật khác, sử dụng thường xuyên corticosteroid bôi tại chỗ hoặc ống hít steroid, họ có thể gặp biến chứng khi sử dụng thuốc này. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các tình trạng sức khỏe và thuốc đang dùng trước khi sử dụng. Các tác dụng phụ nghiêm trọng của ciclopirox hầu như không có.

Econazole

Econazole là thuốc bôi tại chỗ cũng giúp điều trị nấm ngoài da. Bạn bôi thuốc này 1 hoặc 2 lần/ngày vào vùng nhiễm bệnh trong thời gian 2–4 tuần. Tác dụng phụ nghiêm trọng của econazole rất hiếm.

Miconazole

Miconazole là một loại thuốc theo toa được bôi trực tiếp lên da để điều trị nấm ngoài da. Thuốc này cũng có sẵn dưới nhiều dạng, kể cả các loại kem, dung dịch, thuốc xịt và bột. Bạn sử dụng miconazole 1 hoặc 2 lần một ngày trong thời gian 2–4 tuần. Tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc hầu như không có.

Oxiconazole

Oxiconazole là một loại thuốc theo toa kháng nấm tại chỗ dùng điều trị nấm ngoài da. Để sử dụng thuốc này, bạn bôi dạng kem hoặc dung dịch của thuốc vào vùng bị nhiễm 1 hoặc 2 lần/ngày, trong khoảng 2–4 tuần. Tác dụng phụ nghiêm trọng của oxiconazole không có.

Terbinafine

Terbinafine là thuốc kháng sinh kháng nấm theo toa. Tuy nhiên, nếu có những tình trạng sức khỏe sau, bạn nên tránh dùng terbinafine, bao gồm bệnh thận, bệnh gan hoặc rối loạn tự miễn (lupus hoặc bệnh vẩy nến). Bên cạnh đó, một số người dùng terbinafine có thể phát triển các tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến phải ghép gan hoặc tử vong, mặc dù điều này chưa được xác định là do thuốc hay một tình trạng sức khỏe không được chẩn đoán đã tồn tại trước khi uống terbinafine. Tác dụng phụ thường gặp của terbinafine bao gồm đau dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi, triệu chứng cảm lạnh, nổi mẩn trên da nhẹ, ngứa, mùi vị khó chịu trong miệng hoặc giảm vị giác.

Itraconazole

Itraconazole là một kháng sinh kháng nấm dùng để uống. Thuốc có thể tương tác tiêu cực với nhiều loại thuốc khác, vì vậy những người quan tâm đến việc sử dụng thuốc này nên nói chuyện với bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện tại họ đang dùng trước khi quyết định itraconazole có phù hợp với họ không.

Bên cạnh đó, một số người nên tránh dùng itraconazole nếu có những tình trạng sức khỏe sau: vấn đề về tim, vận mạch, tiền sử đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), rối loạn hô hấp, bệnh thận, bệnh gan, xơ nang hoặc bản thân hay gia đình có bệnh tim với “hội chứng QT kéo dài’. Tác dụng phụ thường gặp của itraconazole bao gồm tiêu chảy, táo bón, đau bụng nhẹ, ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn trên da, đau đầu, chóng mặt, chảy nước mũi hoặc các triệu chứng cảm lạnh khác.

Fluconazole

Fluconazole là một kháng sinh kháng nấm. Giống như itraconazole, thuốc trị hắc lào này có thể tương tác tiêu cực với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy bạn hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này. Những người có tiền sử bệnh thận, bệnh gan, rối loạn nhịp tim hoặc có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc “hội chứng QT dài’ cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định thuốc này có phù hợp không. Tác dụng phụ thường gặp của fluconazole bao gồm buồn nôn nhẹ, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, vị khác thường trong miệng, phát ban da hoặc ngứa.

Ketoconazol

Ketoconazol là một kháng sinh kháng nấm. Những người có bệnh sử bị giảm axit dạ dày, bệnh thận, bệnh gan, rối loạn nhịp tim hoặc có tiền sử cá nhân/gia đình mắc “hội chứng QT dài’ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này. Tác dụng phụ thường gặp của ketoconazol bao gồm buồn nôn, nôn hoặc đau bụng nhẹ, ngứa hoặc nổi mẩn trên da nhẹ, đau đầu, chóng mặt, sưng vú, bất lực hoặc mất hứng thú trong quan hệ tình dục.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Prescription Medications to Treat Ringworm. https://www.livestrong.com/article/269005-how-to-get-rid-of-ringworm-in-seven-days/. Ngày truy cập 10/05/2018

Tinea drugs. https://www.webmd.com/drugs/condition-315-Tinea. Ngày truy cập 10/05/2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

Phòng và điều trị nấm da ở trẻ nhỏ hiệu quả


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo