Mặt nạ rong biển đang được nhiều người áp dụng như một cách chăm sóc và cải thiện làn da. Bên cạnh là thực phẩm chế biến các món ăn hằng ngày, với các thành phần dinh dưỡng đặc biệt mà nó còn được áp dụng để làm mặt nạ cho da.
Vậy đắp mặt nạ rong biển có tác dụng gì? Cách làm mặt nạ rong biển như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đắp mặt nạ rong biển có tác dụng gì?
Trong rong biển chứa nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề cho da, một số tác dụng của rong biển có lợi như:
Chứa các thành phần tốt cho làn da
Mặt nạ rong biển có khả năng giúp dưỡng ẩm da mặt, cân bằng tông màu da, nuôi dưỡng và bảo vệ da theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời rong biển còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng da lão hóa, da dễ nổi mụn hoặc mẩn đỏ nhờ các thành phần như:
- Polysaccarit trong rong biển giúp hấp thụ nước cũng như thúc đẩy quá trình hydrat hóa, giữ ẩm trên da
- Niacin đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sáng da và điều trị chứng tăng sắc tố da
- Vitamin C giúp tẩy tế bào chết nhanh chóng và làm sáng da
- Axit amin giúp ngăn ngừa lão hóa: Rong biển là một nguồn axit amin tốt, cấu thành nên yếu tố giữ ẩm tự nhiên, ngăn ngừa sự mất nước trên da
- Rong biển cung cấp vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin E quan trọng được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc da
>>> Đọc thêm: Bạn nên đắp mặt nạ đất sét mấy lần 1 tuần? Da bạn có phù hợp đắp mặt nạ đất sét?
Tái tạo tế bào da
- Mặt nạ rong biển giàu hàm lượng vitamin A giúp cải thiện quá trình tái tạo tế bào, tăng cường sản xuất collagen. Điều này giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm sự hình thành nếp nhăn. Kết quả là da trở nên mịn màng, trẻ trung và sáng hơn, ngăn ngừa mụn trứng cá.
- Một số loại mặt nạ dưỡng ẩm rong biển có chứa các loại tinh dầu như dầu ô liu và dầu jojoba là những chất có khả năng dưỡng ẩm thẩm thấu sâu vào các tế bào da, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Giảm viêm da
Mặt nạ dưỡng ẩm rong biển rất giàu vitamin A và C hoạt động như chất chống oxy hóa giúp giảm viêm hiệu quả. Mặt nạ rong biển có thể giúp làm dịu da khi bị mẩn đỏ, sưng tấy, chàm, vảy nến.
Đặc tính chống oxy hoá và chống nhiễm trùng
Rong biển chống nhiễm trùng bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, chúng làm dịu da, tạo độ bóng cho da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của rong biển trong việc chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn và cả đặc tính chống dị ứng của chúng.
>>> Tìm hiểu thêm: Nên uống gì cho mát gan hết mụn tại nhà?
Hướng dẫn cách làm mặt nạ rong biển
Bạn có thể tham khảo bước làm mặt nạ rong biển với nguyên liệu và các bước đơn giản dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 muỗng canh rong biển
- 1 muỗng canh mật ong
- 1 muỗng canh gel lô hội
- 2 muỗng cà phê nước
Cách thức thực hiện
- Bước 1: Hầu hết rong biển có sẵn trên thị trường đều ở dạng khối hoặc tấm mỏng; Tùy thuộc vào loại rong biển bạn mua, bạn có thể lấy 2 tấm rong biển hoặc 2 khối để nghiền thành bột.
- Bước 2: Sau đó trộn bột rong biển, mật ong nguyên chất, gel lô hội, và nước ấm để tạo hỗn hợp đặc sệt.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp đều lên mặt.
- Bước 4: Để yên hỗn hợp trên mặt trong khoảng 15 phút.
- Bước 5: Rửa sạch bằng nước và lau khô mặt. Bạn nên dùng nước ấm để rửa sạch mặt nạ rong biển
Ngoài mặt nạ rong biển tự làm ở nhà, bạn có thể tìm kiếm một số sản phẩm mặt nạ rong biển có sẵn trên thị trường phù hợp với tình trạng làn da của mình.
>>> Đọc thêm 7 điều các nàng nên biết về mặt nạ giấy
Đắp mặt nạ rong biển có tốt không?
Bạn có thể sử dụng mặt nạ rong biển từ 2 – 3 lần một tuần.
Tuy nhiên, rong biển chứa rất nhiều khoáng chất mà có thể một số bạn sẽ bị dị ứng khi áp dụng. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường sau khi đắp thì nên ngưng sử dụng loại mặt nạ này một thời gian.
Lưu ý đối với da đang bị tổn thương, viêm đỏ, hay eczema nặng, bạn nên cân nhắc hoặc cần có sự tham vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc đã hiểu hơn về tác dụng của mặt nạ rong biển và cách thực hiện để áp dụng lên cho da. Bạn cần hiểu tình trạng da của mình, hiểu sản phẩm, cũng như duy trì cách chăm sóc phù hợp lâu dài để sở hữu làn da khỏe đẹp như mong muốn.