backup og meta

Nguy hại khi dùng dầu dừa sai cách

Nguy hại khi dùng dầu dừa sai cách

Hiện nay, ngày càng có nhiều người nhận biết được các lợi ích sức khỏe mà dầu dừa mang lại, đặc biệt là dầu dừa nguyên chất. Tuy nhiên, bạn có biết dầu dừa cũng ẩn chứa những tác hại nếu dùng không đúng cách hay không?

Dầu dừa thật sự rất tốt cho chúng ta. Khi đang bị cảm cúm, nếu bạn thêm dầu dừa nguyên chất vào các bữa ăn thì cơn cảm cúm sẽ giảm chỉ sau 3−5 ngày. Ngoài ra, nhiều người còn dùng loại dầu nhiệt đới này để kháng vi sinh vật. Tuy nhiên, dầu dừa có thể phản tác dụng, đặc biệt khi bạn dùng nó để tiêu trừ độc tố sai cách hoặc khi bạn không để ý khả năng tiêu độc bất thường của loại dầu này.

Vậy đâu là tác hại của dầu dừa khi bạn sử dụng sai cách?

1. Triệu chứng như bị tiêu chảy

Nhiều người bị táo bón nói rằng dầu dừa rất hiệu quả trong việc kích thích bài tiết đường ruột. Ở một số trường hợp, dầu dừa có công dụng trị bệnh táo bón, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra phản ứng ngược lại. Vì các chuỗi axit béo trung bình có trong dầu dừa giúp làm dịu hoạt động đi ngoài khó khăn và nhuận tràng, bạn có thể gặp triệu chứng như bị tiêu chảy nếu đột ngột hấp thụ quá nhiều dầu dừa.

Nếu muốn hấp thụ nhiều dầu dừa để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên cung cấp từ từ lượng dầu dừa vào chế độ ăn uống mỗi ngày và hãy luôn để ý xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay tác dụng phụ nào không. Việc tăng dần lượng dầu cũng giúp cơ thể bạn quen dần với việc hấp thụ nhiều dầu dừa hơn.

2. Gây dị ứng ở một số người

Dầu dừa là nguyên nhân gây dị ứng đối với những người dễ gặp vấn đề về dị ứng hạt cây. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người dị ứng với hạt cây đều dị ứng với dầu dừa. Dừa được phân loại là một loại trái cây, song điều này không có nghĩa là nó không gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào đối với cơ thể.

3. Làm khô da

Mặc dù dầu dừa chắc chắn là một loại dầu, nhưng nhiều người lại cảm thấy da bị khô hơn khi sử dụng dầu dừa để thoa lên da. Nhiều người cho rằng dầu dừa làm da tay khô ráp, nứt nẻ sau một thời gian sử dụng.

Việc da hấp thụ quá nhiều dầu dừa đem lại hại nhiều hơn lợi. Da bạn tiết ra bã nhờn để làn da luôn được giữ ẩm. Việc thoa thêm dầu dừa lên da khiến da thêm dầu và lượng dầu thừa này sẽ cản trở hoạt động tiết bã nhờn. Do đó, da bạn sẽ tiết ít bã nhờn hơn vì lúc này da đã đủ dầu. Khi dùng quá nhiều chất làm săn da và khiến da mất dầu liên tục, bạn cũng có thể thấy phản tác dụng do da tiết dầu quá mức để bù lại lượng dầu đã mất. Vì vậy, bạn hãy lưu ý vì thoa dầu dừa không hợp với loại da chắc chắn sẽ khiến da bạn trở nên tệ hơn.

Dầu dừa khiến quá trình tiết bã nhờn chậm lại, dẫn đến việc da hấp thụ dầu khiến dầu không còn trên bề mặt da. Làn da bạn cần có một lớp dầu (lipit) trên bề mặt để bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại bên ngoài và giữ da không mất nước qua biểu bì – sự thoát mồ hôi từ bên trong da. Việc thoa nhiều dầu dừa lên da sẽ gây hại cho da vì da bạn sẽ hấp thụ hết dầu dừa và sẽ không còn lớp màng bảo vệ nữa. Do vậy, bạn hãy nhớ chỉ nên thoa lượng vừa đủ lên da và tăng dần mỗi ngày để da thích ứng.

Vẫn chưa dừng lại ở đây, lạm dụng hay dùng dầu dừa sai cách có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn đấy. Hãy cùng tìm hiểu những nguy hại tiếp theo ở phần 2 bạn nhé.

4. Nổi mụn không kiểm soát

Nhiều người quen dùng dầu dừa nguyên chất để trị mụn, nhưng không phải tất cả kết quả đạt được đều giống nhau. Một vài người cảm thấy làn da được cải thiện tức thì, lỗ chân lông se lại còn mụn thì mờ dần. Tuy nhiên, một số khác lại gặp hiện tượng mụn nổi nhiều hơn và xuất hiện một cách không kiểm soát. Bạn biết đấy, thực tế các thành phần giải độc trong dầu dừa nguyên chất khá mạnh nên chúng sẽ đẩy trôi hoàn toàn các lớp chất độc ẩn dưới da. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tình trạng da tệ hơn khi sử dụng dầu dừa. Tuy nhiên, dầu dừa thực ra chỉ đang thực hiện phản ứng chữa lành trên da. Ban đầu tình trạng da có vẻ tệ nhưng một thời gian sau, bạn sẽ nhanh chóng thấy da mặt khá lên.

Nếu bạn có thể chịu đựng việc mụn nổi nhiều không kiểm soát trong vài tuần đầu (thời gian còn tùy thuộc vào lượng độc tích tụ dưới da) thì cũng đừng quá lo lắng bởi làn da của bạn sẽ nhanh sạch mụn trở lại thôi.

5. Không mang lại nhiều dinh dưỡng cho da

Như đã nói từ trước, cơ bản dầu dừa chỉ chứa mỗi chất béo và không chứa bất kỳ vitamin hoặc chất khoáng nào. Nhiều bài báo nói rằng dầu dừa giàu vitamin E nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh và các nhà khoa học vẫn không chắc chắn về tính ổn định của dầu dừa.

Nhiều loại dầu có thể được bảo quản rất lâu là nhờ chứa vitamin E. Dầu dừa cũng có khả năng tương tự vì nó chứa các chất béo bão hòa. Có rất nhiều vitamin béo hòa tan chứa trong các loại dầu khác ở dạng cô đặc. Ngoài ra, những loại dầu như dầu chiết xuất từ nụ tầm xuân có chứa vitamin A thiên nhiên, tinh dầu hắc mai biển chứa vô số carotenoid cam sáng, dầu quả việt quất và nam việt quất chứa vitamin E thiên nhiên. Các loại dầu khác cũng chứa các hợp chất như là phytosterol – hợp chất giúp giữ nước cho da và phục hồi màng bảo vệ cực thích hợp cho da dị ứng. Trong khi dầu dừa chứa hợp chất chống oxy hóa mức trung thì các loại dầu khác chứa lượng các chất chống oxy hóa đậm đặc hơn như tamanu.

Dùng dầu dừa sai cách có thể gây ra những tác dụng khác

Bề ngoài thì việc sử dụng hay ăn dầu dừa có vẻ sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại, nhưng với ví dụ phản ứng chữa lành trong trường hợp gây mụn không kiểm soát đã nêu ở trên, thực tế dầu dừa đóng vai trò kháng vi sinh vật.

Dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn nấm candida. Tuy nhiên, khi rệp candida chết sẽ tiết ra 80 loại độc khác nhau. Cơ thể sẽ hấp thụ phải các chất độc này, dẫn đến các triệu chứng tồi tệ như buồn nôn, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, sưng các tuyến, đau khớp và cơ, khó chịu dạ dày, ớn lạnh, phát ban hoặc bị nổi mụn không kiểm soát.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hay phản ứng bất thường nào sau khi ăn hay thoa dầu dừa lên mặt, nghĩa là đang có các tác nhân gây hại ngấm ngầm trong cơ thể bạn và dầu dừa đang loại bỏ nó. Thực tế, đây là một dấu hiệu tốt.

Sau bài viết, mong bạn đã hiểu rõ tất cả tác dụng phụ cũng như sự thật về việc sử dụng dầu dừa. Đôi khi dầu dừa gây ra tác dụng phụ do sử dụng sai cách, đôi khi đó chỉ là phản ứng chữa lành mà không hại da của loại dầu này. Hãy nhớ sử dụng đúng cách và thêm dầu dừa từ từ vào chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể dần thích nghi bạn nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Side Effects of Coconut Oil http://fussybody.com/coconut-oil-side-effects/ Ngày truy cập 05/04/2017

Why Some Skin Types Should Stop Using Coconut Oil – the mixed results of this otherwise healthy oil http://www.fromthebathtub.com/2015/03/why-some-skin-types-should-stop-using.html Ngày truy cập 05/04/2017

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thảo Ly


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

Mách bạn 2 cách làm dầu dừa tại nhà có ngay sản phẩm chất lượng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo