backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 28/02/2024

Có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không?

Rau diếp cá không chỉ là loại rau thơm quen thuộc trong các bữa ăn mà còn được sử dụng để làm mặt nạ dưỡng da. Vậy mặt nạ rau diếp cá có tác dụng gì? Bạn có nên đắp mặt nạ rau diếp cá hằng ngày khi chăm sóc da không?

Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về tác dụng của mặt nạ rau diếp cá, tần suất sử dụng hợp lý để chăm sóc da thì mời bạn đọc tiếp bài viết ngay sau đây!

Mặt nạ diếp cá có tác dụng gì?

Theo Đông y, rau diếp cá có tác dụng thẩm thấp, thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng. Theo Tây y, rau diếp cá có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus và chống oxy hóa.

Rau diếp cá có tác dụng gì đối với làn da? Theo kết quả từ một nghiên cứu về tác dụng y học của rau diếp cá đối với làn da được đăng tải trên Tạp chí khoa học – MDPI, các thành phần có trong rau diếp cá có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và chống lại việc hình thành các gốc tự do trên da.

Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện thêm rằng, thành phần hyperoside trong rau diếp cá có khả năng chống lão hóa da do tia cực tím UVB gây ra. Mặc dù vậy, kết luận này vẫn cần thêm thời gian và thêm nhiều nghiên cứu khác ủng hộ.

Có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không?

Quả thực rau diếp cá có nhiều công dụng tốt đối với làn da, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng liệu có nên sử dụng rau diếp cá làm mặt nạ hay không và có nên đắp mặt nạ rau diếp cá hằng ngày không.

Bạn không nên đắp mặt nạ hằng ngày, kể cả đó là mặt nạ dưỡng da từ các thành phần hóa học hay mặt nạ thiên nhiên, kể cả mặt nạ rau diếp cá. Các chuyên gia da liễu khuyến nghị rằng, bạn chỉ nên đắp mặt nạ từ 2 – 3 lần/tuần đối với mặt nạ dưỡng da và từ 1 – 2 lần/tuần đối với mặt nạ thuốc.

Việc đắp mặt nạ thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên trên da mặt. Chưa kể, đối với những làn da nhạy cảm, việc đắp mặt nạ thường xuyên còn có thể gây kích ứng da mặt, gây khô da hoặc các triệu chứng da liễu khác.

Có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không?

Bạn không nên đắp mặt nạ diếp cá hàng ngày. Vì tần suất đắp mặt nạ diếp cá quá dày sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da và tăng nguy cơ kích ứng da do lạm dụng sản phẩm.
Bạn có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không? Bạn bạn không nên đắp mặt nạ hàng ngày, vì có thể gây mất độ ẩm tự nhiên của da

Cách làm mặt nạ rau diếp cá

Lợi ích của việc đắp mặt nạ tùy thuộc vào thành phần và mục đích sử dụng. Ví dụ, thành phần axit salicylic và axit alpha-hydroxy sẽ hỗ trợ trị mụn trứng cá; thành phần axit kojic, retinoids và vitamin C cải thiện sắc tố da… 

Dưới đây là 3 cách làm mặt nạ từ rau diếp cá mà bạn có thể tham khảo để trị mụn, làm trắng da hoặc để chống viêm…

Mặt nạ rau diếp cá kết hợp sữa tươi làm trắng da

Sữa tươi chứa các thành phần giúp kiểm soát quá trình tiết tyrosine ở da. Tyrosine là hormone kiểm soát melanin – hắc sắc tố có thể dẫn đến sạm da. Khi kết hợp rau diếp cá với sữa tươi bạn có một chiếc mặt nạ hỗ trợ làm sạch, làm trắng và kháng viêm cho da.

Cách làm mặt nạ rau diếp cá với sữa tươi:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá và đem ngâm trong sữa tươi cho đến khi lá đẫm nước và chuyển qua màu xanh nhạt.
  • Bước 2: Xay nhuyễn phần lá diếp cá với sữa tươi, sau đó lọc lấy nước.
  • Bước 3: Nhúng mặt nạ giấy vào phần nước diếp cá với sữa tươi vừa lọc, 
  • Bước 4: Đắp mặt nạ này lên da từ 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

Bạn có thể quan tâm:

Mặt nạ rau diếp cá kết hợp muối biển giảm viêm, trị mụn

Muối biển và rau diếp cá chứa các thành phần có tính sát khuẩn cao, nên sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm viêm, giảm mụn cho da mặt. 

Cách thực hiện làm mặt nạ rau diếp cá với muối biển:

  • Bước 1: Chuẩn bị muối biển và rau diếp cá (rửa sạch)
  • Bước 2: Cho rau diếp cá đã rửa vào xay nhuyễn cùng muối biển
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp này từ 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước.

Mặt nạ diếp cá kết hợp mật ong trị mụn ẩn

Mật ong tự nhiên có chứa khoảng 200 chất bao gồm các axit amin, vitamin, khoáng chất và một số enzyme giúp kháng viêm khác. Tác dụng khi dùng mật ong đắp mặt nạ là giúp chống viêm, làm trắng và hỗ trợ điều trị mụn ẩn.

Cách làm mặt nạ rau diếp cá với mật ong:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá và để ráo nước
  • Bước 2: Xay nhuyễn rau diếp cá sau đó lọc lấy phần nước
  • Bước 3: Trộn hỗn hợp rau diếp cá và mật ong theo tỷ lệ 3 : 1 và thấm hỗn hợp này lên da
  • Bước 4: Đắp mặt nạ từ 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

có nên đắp mặt nạ diếp cá hằng ngày không

Bạn có thể quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Đắp mặt nạ rau diếp cá bị ngứa có sao không?

Theo Tiến sĩ Chérie Ditre chuyên nghiên cứu Da Liễu tại Viện y học – Penn Medicine cho biết: “Trên thực tế, mặt nạ càng nhiều thành phần thì khả năng gây kích ứng da càng cao, nhất là đối với những ai có da nhạy cảm“.

Tình trạng đắp mặt nạ rau diếp cá xong bị ngứa có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể do da bạn nhạy cảm dễ bị kích ứng, do bạn chưa rửa mặt sạch trước khi đắp mặt nạ, hoặc cũng có thể là do bạn đắp mặt nạ với tần suất quá thường xuyên.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Nếu bạn liên tục bị kích ứng da khi đắp mặt nạ, cách tốt nhất là bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chẩn đoán.

Bạn có thể quan tâm:

Kết luận

Tác dụng dưỡng da, trị mụn của mặt nạ diếp cá đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng mặt nạ diếp cá trong quá trình chăm sóc da. Mặc dù chỉ là một loại cây thiên nhiên, nhưng quả thực rau diếp cá mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là sức khỏe da mặt. Chính vì lý do này mà nhiều nhà nghiên cứu đã liên tục nghiên cứu để tìm ra nhiều tác dụng hữu ích từ loại rau này.

Tóm lại, bạn không nên đắp mặt nạ rau diếp cá hằng ngày, kể cả nó có nhiều lợi ích đi chăng nữa. Hy vọng, qua nội dung trên, Hello Bacsi đã trả lời được cho thắc mắc của bạn “có nên đắp mặt nạ rau diếp cá hàng ngày không”.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 28/02/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo