backup og meta

Hiểu rõ chỉ số kem chống nắng để có lựa chọn phù hợp nhất

Hiểu rõ chỉ số kem chống nắng để có lựa chọn phù hợp nhất

Thường xuyên sử dụng kem chống nắng nhưng liệu bạn đã biết ý nghĩa của chỉ số SPF và các ký hiệu khác trên mỗi tuýp kem? 

Việc hấp thụ ánh nắng mặt trời cung cấp vitamin D giúp xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các tia tử ngoại (tia UV hay tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời đem lại không ít hiểm họa tiềm ẩn cho làn da, làm làn da đen sạm, nám, lão hóa và thậm chí gây ung thư da.

Ngày nay, việc dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời là một trong những cách hữu hiệu nhất. Vậy bạn có thực sự hiểu về các chỉ số trên kem chống nắng mình đang dùng không?

1. Chỉ số SPF

chỉ số kem chống nắng - SPF

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng và bảo vệ làn da khỏi tia UVB (một loại tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời của kem chống nắng. Chỉ số này đo lường khoảng thời gian mà da một người trở nên sạm nếu không dùng kem chống nắng.

Trên thực tế, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 10-20 phút mà không dùng kem chống nắng thì da bạn sẽ bị sạm đi. Loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ giúp da chống nắng gấp 15 lần (khoảng 2,5 đến 5 giờ).

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là da bạn sẽ hoàn toàn được bảo vệ trong 5 giờ. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên bạn nên bôi kem chống nắng cách 2 – 4 giờ một lần bởi vì lớp kem chống nắng có thể trôi đi khi đổ mồ hôi hay khi tiếp xúc với nước.

Vẫn còn rất nhiều bạn hiểu sai về chỉ số SPF khi tin rằng kem chống nắng nào có chỉ số SPF cao hơn sẽ bảo vệ da tốt hơn, ví dụ như loại có chỉ số SPF 30 sẽ có tác dụng tốt gấp hai lần loại có chỉ số SPF là 15. Các bác sĩ da liễu cho biết SPF không phải là “chỉ số thân thiện với người dùng’. Việc đánh giá tác dụng của một loại kem chống nắng không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số này.

Kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 có thể chặn được khoảng 94% các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, còn SPF 30 chặn được khoảng 97% và SPF 45 thì chặn được tới 98%. Vì vậy, bạn không cần thiết phải sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao hơn nữa.

2. Chỉ số PPD

chỉ số kem chống nắng - PPD

Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening), là chỉ số dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2h phơi nắng. Chỉ số này được sử dụng chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu, nó tương tự như chỉ số SPF nhưng sự khác biệt chính ở đây là chúng ta đang nói về phơi nhiễm UVA chứ không phải UVB.

PPD được thử nghiệm trên một nhóm người tiếp xúc với ánh sáng UVA. Tất cả đều được phân tích về thời gian da của họ bị sạm và so sánh kết quả giữa da không được bảo vệ và được bảo vệ.

Vì vậy, PPD = 10 có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn 10 lần để làn da của bạn rám nắng, so với khi nó không được bảo vệ hay nói cách khác, nó cho phép một người 10 lần tiếp xúc nhiều với tia UVA so với người không thoa kem.

3. Chỉ số PA

chỉ số kem chống nắng - PA

PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố.

PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.

Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA++), 8 – 12h (PA+++), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA++++).

Trên bao bì của kem chống nắng, chỉ số PA còn được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Theo đó, ngành mỹ phẩm Nhật Bản chia PA thành các mức độ:

  • PA+: có khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%
  • PA++: chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%
  • PA+++: chống tia UVA tốt, lên đến 90%
  • PA++++: chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%

Đối với một số sản phẩm kem chống nắng, bạn có thể sẽ không tìm thấy kí hiệu của PA, thay vào đó, bạn có thể kiểm tra bằng các tên viết tắt như UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2. Hoặc các kí hiệu tùy theo quy định riêng của một số thương hiệu, quốc gia, tổ chức. Ví dụ như SPF 60 – 12, có nghĩa là SPF 60 VÀ PA +++.

Được sử dụng ở các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, hệ thống PA  đơn giản hóa  và nhóm các xếp hạng từ một bài kiểm tra PPD. Nó dao động từ PA + đến PA ++++, là PA + kem chống nắng có PPD từ 2 đến dưới 4, PA ++ một với PPD từ 4 đến 8, PA +++ từ 8 đến 16 và cuối cùng là PA ++++ với PPD từ 16 trở lên.

3. Thông tin khác có trên kem chống nắng

chỉ số kem chống nắng

Nếu chuộng sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay một vài quốc gia Châu Âu, bạn sẽ thấy rằng các nhãn thường không cung cấp chỉ số PA hay nhãn thông tin “UVA protect”. Thay vào đó là dòng chữ “Broad Spectrum”, “Multi Spectrum’ hoặc “Full Spectrum”, có nghĩa là “quang phổ rộng”, tức là công nhận đầy đủ điều kiện chống nắng, có tác dụng hạn chế tác hại của cả 2 tia UVA và UVB.

Ngoài ra, nếu bạn có kế hoạch đi bơi hoặc tham gia các hoạt động luyện tập thể chất mà phải tiếp xúc với nắng trong nhiều giờ, hãy chọn các kem chống nắng có chữ “waterproof” hoặc “water-resistant” trên nhãn. Dòng chữ này cho bạn biết loại kem chống nắng này không thấm nước.

Viện Hàn lâm da liễu Mỹ khuyên rằng chúng ta nên dùng loại kem chống nắng với chỉ số SPF là 30 nếu dùng thường xuyên và dùng loại với chỉ số SPF 50 trước khi tham gia vào những hoạt động ngoài trời.

Một điều quan trọng nữa khi chọn kem chống nắng là bạn hãy cân nhắc xem mình có bị dị ứng với các thành phần trong nó không.

Theo các chuyên gia ung thư, các loại kem chống nắng sử dụng rất nhiều hóa chất ngăn các tia UV xuyên vào da bạn. Nhiều người có thể rất nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần nhất định trong kem chống nắng như PABA,…

Nếu bị dị ứng với những thành phần này, bạn nên chọn các loại kem chống nắng sunblock (dòng sản phẩm có chứa các thành phần không hấp thụ vào da, chỉ nằm trên bề mặt của da) thay vì sunscreen (dòng sản phẩm có chứa chất có tính thẩm thấu cao).

Trên thực tế, nhiều sản phẩm hiện nay là sự kết hợp giữa dòng sunblock và sunscreen. Vì vậy, hãy kiểm tra nhãn hiệu kĩ lưỡng khi mua nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của kem chống nắng.

Hy vọng những thông tin về chỉ số của kem chống nắng cùng với các loại kem chống nắng phổ biến trên có thể giúp bạn chọn được loại phù hợp cho mình nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Do Sunscreen Numbers Mean? SPF Ratings, Brands And UV Rays Explained

http://www.ibtimes.com/what-do-sunscreen-numbers-mean-spf-ratings-brands-uv-rays-explained-1978100

Ngày truy cập: 09/03/2017

What SPF Should You Be Wearing? A Top Dermatologist Answers Our (Burning) Sunscreen Questions

http://www.huffingtonpost.com/2012/05/22/what-spf-should-i-use_n_1530402.html

Ngày truy cập: 09/03/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Thảo Vy

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thảo Ly


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

Thế nào là sản phẩm kem chống nắng tốt?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thảo Vy · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo