backup og meta

Top 10 cách trị nổi mề đay tại nhà giảm ngứa rát hiệu quả

Top 10 cách trị nổi mề đay tại nhà giảm ngứa rát hiệu quả

Mề đay là dạng phản ứng của da gây mẩn ngứa khi da tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích. Nổi mề đây không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu và thậm chí lan rộng ra. Vậy có cách trị nổi mề đay tại nhà nào giúp bạn nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu này.

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu top 10 cách trị nổi mề đay tại nhà qua bài viết sau!

Nổi mề đay là gì?

Mề đay là tình trạng phản ứng của mao mạch trên da, gây phù nề và vết mẩn quẩng đỏ ngoài da với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Người bệnh khi bị nổi mề đay thường có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích, nốt sần đỏ, sần nổi lên. Trung bình cứ 100 người thì có khoảng 15 – 20 người từng bị mề đay, thường gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ em.

Mề đay gây nên nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.

Lý do khiến bạn bị nổi mề đay

Trước khi tìm cách trị nổi mề đay tại nhà, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây nổi mề đay là gì. Cụ thể khi gặp các tác nhân gây nổi mề đay, cơ thể giải phóng nhầm histamine và gây ra phát ban. Một số các tác nhân như:

  • Các chất gây dị ứng trong đồ ăn, thức uống
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Cơ thể phản ứng thái quá với nhiệt độ nóng, đổ mồ hôi hoặc lạnh
  • Áp lực khi ma sát với quần áo bó sát, dây thắt lực hoặc gãi
  • Ánh sáng mặt trời
  • Căng thẳng
  • Bị côn trùng cắn hoặc chích
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm
  • Mủ cao su
  • Lông thú cưng
  • Thực vật, phấn hoa

10 cách trị nổi mề đay tại nhà giảm mẩn ngứa

1. Cách trị nổi mề đay tại nhà: Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

Bị mề đay phải làm sao? Trước hết bạn cần xác định các chất gây dị ứng trên và tránh xa các yếu tố gây nổi mề đay này.

Trong nhiều trường hợp, mề đay thường giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Sưng họng hoặc sưng mặt

Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn bị mề đay do phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần chăm sóc khẩn cấp.

2. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng chườm lạnh

cách trị nổi mề đay tại nhà
Bị nổi mề đay nên làm gì? Chườm lạnh

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng phương pháp chườm lạnh khá đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Việc chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm mát da và bớt khó chịu.

Bạn có thể dùng khăn bọc ít đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị mề đay trong 10 phút, thực hiện lặp lại vài lần trong ngày.

3. Cách trị mề đay tại nhà: Tắm dung dịch giúp chống ngứa

Nổi mề đay làm sao hết? Bạn có thể pha vào nước tắm một số nguyên liệu giúp giảm ngứa như bột yến mạch, baking soda…

  • Đây là những cách chữa nổi mề đay tại nhà rất dễ áp dụng lại giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tắm nước mát vì nếu tắm nước ấm hoặc nước nóng thì có thể làm tình trạng ngứa và sưng trở nên trầm trọng hơn.

4. Cách chữa dị ứng da tại nhà: Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ

nổi mề đay làm sao hết

Cách trị mề đay tại nhà: Nhiệt độ cao có thể khiến cơn ngứa nghiêm trọng hơn. Cách chữa dị ứng tại nhà bằng cách giữ cơ thể mát mẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần giữ nhiệt độ phòng phù hợp, thoải mái và mặc đồ thoáng mát để tránh nóng bức bạn đã có thể

5. Tránh dùng sản phẩm gây kích ứng da

Một số loại xà bông tắm có thể khiến da khô và làm bạn bị ngứa hơn khi bị mề đay.

  • Cách giảm nổi mề đay tốt nhất là bạn nên sử dụng xà bông không chứa chất tạo mùi hương và các loại hóa chất.
  • Hãy chọn loại sản phẩm dịu nhẹ và được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm, bạn sẽ giảm nguy cơ bị nổi mề đay và giúp cách hết ngứa mề đay.

6. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng nước cây phỉ

Bị nổi mề đay làm sao hết? Bạn có thể áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà với nước cây phỉ. Nhờ vào các chất tannin tự nhiên tìm thấy trong nước cây phỉ, loại thảo dược này, bạn có thể áp dụng mẹo trị nổi mề đay này, giúp bạn cải thiện tình trạng. Để sử dụng nước cây phỉ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Cho 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước
  • Bước 2: Nghiền nát vỏ cây trong cốc
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vào một chiếc nồi
  • Bước 4: Đun sôi và để nguội
  • Bước 5: Lọc hỗn hợp
  • Bước 6: Để nguội trước khi dùng

Bạn có thể bôi nước cây phỉ lên vùng da bị mề đay vài lần mỗi ngày. Sau khi bôi, bạn giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

7. Sử dụng lô hội giúp giảm mề đay

cách trị nổi mề đay tại nhà
Nổi mề đay làm sao hết? Chườm nha đam

Nổi mề đay nên làm gì? Lô hội (nha đam) là cách giảm mề đay tại nhờ nguồn cung cấp vitamin E dồi dào cho làn da khỏe mạnh. Mặc dù có đặc tính kháng viêm tự nhiên nhưng cây lô hội vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc.

  • Để áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà bằng nha đam, bạn nên thoa một lượng nhỏ lô hội hoặc sản phẩm có chứa lô hội lên vùng da (thường là ở cổ tay) để kiểm tra có dị ứng không trước khi sử dụng.
  • Nếu trong vòng 24 giờ bạn không bị ngứa, dị ứng hay ửng đỏ có nghĩa là bạn không bị dị ứng với lô hội.

8. Cách chữa nổi mề đay tại nhà với nghệ

Với cách chữa mề đay tại nhà bằng nghệ, bột nghệ có công dụng giảm viêm và làm lành vết thương. Bạn có thể bôi bột nghệ lên vùng da mề đay để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, nghệ cũng là gia vị tốt cho các món ăn, tuy nhiên bạn chỉ nên tiêu thụ vừa phải, vì ăn quá nhiều nghệ có thể khiến bạn bị chóng mặt hoặc buồn nôn.

9. Cách trị nổi mề đay tại nhà: Bổ sung vitamin và dưỡng chất

cách trị nổi mề đay tại nhà
Nổi mề đay nên làm gì? Bổ sung vitamin cần thiết

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung một số dưỡng chất sau có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi bị mề đay:

  • Dầu cá
  • Quercetin
  • Vitamin B12, C và D

Trước khi áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà với vitamin và dưỡng chất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng sử dụng rõ ràng, đặc biệt là khi bạn bị mề đay tái phát.

10. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng thuốc kháng histamin

Một số loại thuốc không chỉ có công dụng giảm ngứa và khó chịu mà còn tác động tới đáp ứng sản sinh histamin của cơ thể – cơ chế gây hình thành mề đay. Nổi mề đay làm sao hết? Dưới đây là một số loại thuốc trị mề đay bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ khi mua:

  • Thuốc bôi ngoài da calamine: Calamine giúp làm mát da, giảm ngứa. Bạn có thể bôi trực tiếp kem lên vùng da bị nổi mề đay. Bạn nên lắc lọ thuốc trước khi dùng, sau đó cho một ít thuốc lên miếng bông gòn rồi thấm lên vùng da bị nổi mề đay và để khô.
  • Thuốc benadryl: Đây là thuốc kháng histamin dạng uống có công dụng giúp giảm mẩn và các triệu chứng ngứa. Benadryl thường phát huy tác dụng trong vòng 1 giờ sau khi uống và bạn sẽ thấy giảm các triệu chứng do mề đay trong ngày. Benadryl có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc fexofenadine, loratadine và cetirizine: Các loại thuốc kháng histamin này có tác dụng chống mẩn ngứa lâu dài trong vòng 12 – 24 giờ và cũng ít gây buồn ngủ hơn Benadryl.
cách trị nổi mề đay tại nhà
Nổi mề đay làm sao hết? Sử dụng thuốc kháng histamine

Nếu bạn bị mề đay nghiêm trọng, dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần thì bạn nên khám bác sĩ da liễu để điều trị chứ không nên tự điều trị tại nhà. Bạn hãy đến khám bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Sưng mặt hoặc sưng họng
  • Các triệu chứng kéo dài quá vài ngày
  • Đau hoặc để lại vết thâm khi bị nổi mề đay
  • Tình trạng không cải thiện mà tệ đi theo thời gian

Để chỉ định phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng…

Tìm hiểu thêm bệnh mề đay

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bị nổi mề đay phải làm sao để giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Trước khi áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và chỉ nên thực hiện cho mức độ vừa và nhẹ. Bạn nên lưu ý đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng có dấu hiệu trở nặng nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to treat hives

aad.org/public/diseases/a-z/hives-chronic-relief

my.clevelandclinic.org/health/diseases/8630-urticaria-hives-and-angioedema

acaai.org/allergies/allergic-conditions/skin-allergy/hives/

rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/

kidshealth.org/en/kids/hives.html

Ngày truy cập: 19/10/2021

What causes hives?

https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hives-causes

Ngày truy cập: 30/03/2023

Phiên bản hiện tại

27/07/2023

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi? Top 10 loại lá trị mề đay

Ngứa nổi mề đay toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 27/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo