Con gái tới tháng bị đau bụng có sao không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
H
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Mụn trên da, nhất là mụn trứng cá là tình trạng viêm da hầu như không ai mong muốn gặp phải. Một khi mụn trứng cá diễn tiến thành mụn áp xe, nhiều mủ sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn, sốt, người mệt mỏi,… Nhiều trường hợp thậm chí mụn áp xe lan rộng gây nguy cơ nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu mụn áp xe là gì, mụn áp xe có tự khỏi không? cũng như những lưu ý cần biết khi điều trị mụn áp xe là vô cùng quan trọng để tránh nguy hiểm cho bản thân khi không may bị mụn.
Mụn áp xe là gì?
Nhiều người bị mụn chắc không xa lạ với thuật ngữ mụn áp xe. Đây là dạng mụn bị viêm mức độ nặng xuất hiện dưới da, mụn bọc chứa rất nhiều mủ, đồng nghĩa với việc vi khuẩn bên trong mụn có rất nhiều. Mụn áp xe do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình như hậu quả của việc vệ sinh da không sạch, làn da tích tụ bã nhờn, vi khuẩn trên da,... Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng có khả năng bị mụn áp xe, bao gồm mặt, tay chân, nách, cổ,… Đặc biệt những vị trí tiết ra nhiều mồ hôi và dầu nhờn càng nhiều thì càng có nguy cơ cao bị mụn áp xe.
Nguyên nhân gây bệnh áp xe là gì?
Áp xe chủ yếu do nhiễm trùng gây nên với những nguyên nhân sau:
Vi khuẩn
Vi khuẩn đi vào các mô dưới da và các tuyến bài tiết dẫn đến viêm, kích hoạt các chất trung gian hóa học và tế bào bạch cầu. Tuyến bã và tuyến mồ hôi bị bít kín là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng đi vào cơ thể và phát triển.
Hệ miễn dịch đánh lùi vi khuẩn bằng cách tiết ra chất lỏng gọi là mủ. Mủ chứa xác bạch cầu và vi khuẩn. Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây áp xe dưới da và màng cứng cột sống phổ biến nhất trên thế giới.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật thường sống ở các nước đang phát triển hay kém phát triển, bao gồm giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Loại này gây ra tình trạng áp xe trong bộ phận cơ thể như áp xe gan do nhiễm từ sán lá gan.
Dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe là gì?
Áp xe có những biểu hiện lâm sàng khá dễ nhận biết thông qua quan sát bằng mắt thường, cụ thể:
Nông ở dưới da
Vùng bị áp xe xuất hiện một tổ chức sưng viêm, vùng da phủ lên chỗ áp xe đỏ ửng, khi chạm vào thấy nóng rát, đau nhức, rung lắc do có mủ bên trong. Khi vi khuẩn lan tràn ra các mô bên dưới, người bệnh có thể sốt cao, kiệt sức.
Mụn áp xe có tự khỏi không?
Mụn áp xe không thể tự lành được và người bệnh không nên tự chữa trị hay nặn mụn tại nhà. Mụn áp xe là loại mụn viêm nguy hiểm, có thể gây ra những ổ mủ to dưới da. Nếu chủ quan không điều trị sớm, mụn áp xe sẽ ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, gây hại cho sức khỏe và làn da của bạn.
Người bệnh tuyệt đối không nên dùng que nặn mụn để lấy mủ từ mụn áp xe. Điều này rất nguy hiểm vì khi mụn vỡ, vi khuẩn sẽ lây lan trên da. Không những thế, việc này còn có thể khiến mạch máu bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, gây viêm nhiễm.
Nhiều người bị mụn trứng cá rất lo lắng có thể gặp phải tình trạng mụn áp xe. Như chúng ta đã biết, mụn áp xe không được xem nhẹ, ngược lại nó rất nguy hiểm do quá trình bị viêm nhiễm. Do đó, khi bị mụn áp xe, chúng ta không thể chờ nó tự khỏi, đặc biệt là những mụn áp xe kích thước to, tạo thành ổ viêm nhiễm lớn. Việc nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị lẫn thực hành biện pháp can thiệp kịp thời đúng cách mới giúp bảo vệ làn da và sức khỏe khỏi bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý điều trị mụn áp xe khi không có kĩ thuật. Mặt khác, bạn cũng không được dùng cây nặn mụn để tự lấy nhân dịch mủ bên trong mụn áp xe vì việc này có thể khiến ổ viêm nhiễm vỡ ra, vi khuẩn bên trong mụn sẽ lây lan khắp bề mặt vùng da xung quanh. Chưa kể trường hợp dịch mủ vỡ ra khiến mạch máu bị rách vì mụn áp xe rất gần với mạch máu. Hậu quả là đường máu bị nhiễm trùng, gây tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm tính mạng.
Những lưu ý khi điều trị mụn áp xe
Mụn áp xe nặng nhẹ khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị mụn áp xe có thể bao gồm nội khoa (dùng thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa (chọc hút, bơm, rửa, dẫn lưu,…). Dựa trên tình trạng từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp nhất để giúp làn da phục hồi nhanh chóng.
Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị mụn áp xe:
Vệ sinh mụn cẩn thận
Muốn làn da luôn khỏe mạnh, dù là da bình thường hay da đang tổn thương do mụn thì cũng đều phải tiến hành vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách. Làn da sạch, khỏe sẽ hấp thụ tốt các dưỡng chất từ cơ thể hơn.
Đặc biệt với da mụn áp xe, mỗi khi muốn vệ sinh, bạn không được quên phải vệ sinh tay sạch sẽ để tránh cho những vi khuẩn gây hại và bụi bẩn bám trên tay có thể xâm nhập và khiến cho vùng da mụn càng thêm tổn thương.
Ngoài ra, chỉ sử dụng những sản phẩm giúp làm sạch da mặt hiệu quả, phù hợp, giúp loại bỏ được bã nhờn, bụi bẩn.
Kiêng cử ăn uống đúng cách
Nghiên cứu cho thấy, có không ít thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây tác động tiêu cực cho làn da đang bị tổn thương do mụn, khiến tình trạng mụn mủ lây lan và chuyển biến nặng hơn.
Cụ thể, nên tránh những loại đồ ăn cay nóng vì chúng dễ làm da bị sinh nhiệt, càng khiến mụn lan nhanh, tình trạng viêm mủ kéo dài. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế các loại loại gia vị như ớt, hạt tiêu, sa tế,… cũng như một số loại trái cây như vải, mít, sầu riêng, nhãn,…
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu carbohydrates tinh chế và đường cũng dễ khiến chúng ta bị mụn mủ. Carbohydrates có khả năng khiến hàm lượng đường lẫn insulin trong máu tăng lên, gây sản sinh nhiều IGF-1 làm tăng sinh tuyến bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông. Hậu quả là làn da rất dễ bị viêm, kéo theo biến chứng mụn áp xe gây nguy hiểm.
Do đó, tốt nhất, khi bị mụn bạn nên ưu tiên tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin E, D,… Các loại thực phẩm này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, cải thiện tình trạng mụn, từ đó làn da cũng trở nên láng mịn và đầy sức sống.
Một số lưu ý khác
Khi bị mụn áp xe, bạn nhất định phải đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối tránh tự ý điều trị hay sử dụng cây nặn mụn để lấy mủ bên trong ra sẽ càng khiến mụn áp xe lây lan sang những vùng khác.
Mụn áp xe có tự khỏi không? Tóm lại, mụn áp xe là tình trạng viêm nhiễm da cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh để mụn viêm gây biến chứng nghiêm trọng hơn. Muốn có làn da khỏe mạnh, sạch mụn, bạn cần tuân thủ vệ sinh da đầy đủ, đúng cách, kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và đặc biệt là phải thăm khám bác sĩ khi có nhiễm trùng da để kịp thời ngăn ngừa, điều trị dứt điểm mụn áp xe.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Mình đã từng bị, ui nó đâu vc
Chia sẻ kiến thức bổ ích
Bài viết rất hữu ích nhé, cảm ơn bạn chia sẻ
cảm ơn bạn đã chia sẻ ạ