🔥 Bài đăng hot nhất

Tư vấn sức khoẻ

Bé nhà e 2m20d cháu hay thở khò khè.khám lần đầu bsi kết luận viêm tiểu phế quản.về vs mũi .kê xịt mũi và sirro ho.tái khám thì bsi kêu đỡ về theo dõi.Lần 2 e khám bsi khác kêu ko việc j.về vệ sinh mũi cho cháu là dc,nhưng e thấy vẫn khò khè lại đưa đi khám bsi khác.Lần 3 bsi kết luận viêm phế quản cấp kê kháng sinh và loãng đởm thấy uống xong vẫn khò khè.đi khám Lần 4 bsi PGS.TS Xương trưởng khoa nhi viện tw kêu viêm mũi họng kê kháng sinh uống .5 ngày rồi e vẫn thấy bé khò khè.giờ e ko bjt phải làm sao ạ.bé mà uống kháng sinh với lôi nhau đi khám suốt.streess thật sự

1
15k
3 Bình luận

3 bình luận

Chào bạn. Một trong những tình trạng có thể gây khò khè ở trẻ là trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường, triệu chứng có thể xuất hiện như ọc sữa, khò khè, thường xuất hiện dưới 1 tuổi (với 85% nguyên nhân là sinh lý), do dạ dày nhỏ nằm ngang, và cơ vòng thực quản ngăn sữa trào ngược từ dạ dày ngược lên thực quản hoạt động còn yếu. Triệu chứng rõ nhất khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi do trẻ bú sữa nhiều hơn, trẻ bắt đầu biết vặn vẹo lật trườn. Tuy nhiên, triệu chứng này thường cải thiện khi trẻ 6 tháng tuổi. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên lưu ý các vấn đề sau cho trẻ:

- Không cho trẻ bú quá nhiều trong một lần. Nên giảm lượng sữa mỗi cữ bú và tăng số lần bú để đảm bảo trẻ vẫn đủ lượng sữa cần thiết mà vẫn không ọc sữa sau bú.

- Sau khi bú, phải bế trẻ lên, giúp trẻ ợ hơi rồi mới cho trẻ nằm (kể cả bú mẹ).

- Trẻ bú mẹ, cần đảm bảo tư thế cho trẻ bú phải đúng và trẻ ngậm bắt vú tốt khi bú để tránh bú hơi vào. Nếu trẻ bú bình, nên để bình sữa nghiêng, sữa ngập núm vú, không để trẻ nuốt hơi trong bình quá nhiều. Không cho bé bú nằm kể cả bú cữ ban đêm.

Nếu có dịch mũi nhầy, khô, bạn có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Tương tự nằm nghiêng bên còn lại và nhỏ nước muối sinh lý ở lỗ mũi còn lại. Bạn nên kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú nếu có dịch mũi khiến trẻ khó thở hay khò khè, như vậy trẻ sẽ dễ bú tốt hơn. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút dịch mũi của trẻ. Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm. Nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Nếu dịch mũi nhiều và vẫn còn sau khi đã vệ sinh hoặc trẻ thở mệt, co lõm ngực, bỏ bú, ho... trẻ ọc sữa nhiều lần và chậm tăng cân, bạn nên cho trẻ đi khám để Bác sĩ kiểm tra.


Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Mong bsi tư vấn ạ

6 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào thông tin bạn cung cấp, có thể thấy rằng bé nhà bạn đã được khám và nhận được nhiều lời khuyên và đề xuất điều trị từ các bác sĩ khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng thở khò khè vẫn tiếp tục sau khi uống kháng sinh và điều trị khác. Điều này có thể gây stress và lo lắng cho bạn. Viêm phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, và triệu chứng thở khò khè có thể là một dấu hiệu của bệnh này. Tuy nhiên, viêm phế quản cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên tiếp tục theo dõi và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi. Ngoài việc uống kháng sinh, việc vệ sinh mũi và họng cho bé cũng rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo rằng bé được vệ sinh mũi và họng sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi và họng của bé có thể giúp làm sạch và giảm tắc nghẽn. Nếu triệu chứng vẫn tiếp tục và bạn cảm thấy lo lắng, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa nhi khác hoặc bác sĩ chuyên khoa phổi để được tư vấn và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ và không thể chẩn đoán hoặc điều trị bệnh qua một cuộc trò chuyện trực tuyến. Việc tư vấn và điều trị bệnh nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có thẩm quyền.
6 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo