🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ bị táo bón lâu ngày làm sao khắc phục?Trẻ

Trẻ bị táo bón lâu ngày làm sao khắc phục?

Trẻ bị táo bón lâu ngày thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Nhìn con ấm ách, khó chịu, mếu máo mỗi lần ngồi bô khiến cha mẹ sốt ruột, đứng ngồi không yên. Tình trạng càng kéo dài sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Một vài chia sẻ của chuyên gia dưới đây sẽ là cứu cánh cho việc trị táo bón lâu ngày cho trẻ.

Một số hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực.có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

1. Tích tụ độc tố trong cơ thể

Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với trẻ bị táo bón lâu ngày thường rất khó để đi đại tiện.mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng.đến các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ.

2. Tăng nguy cơ mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng. Vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng.to ra mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.

3. Tăng nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn

Đây à tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên.nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.

4. Trẻ có thể đại tiện ra máu

Đại tiện táo lâu ngày, phân thường khô, rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Khi đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu.

Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, độ bền vững.của niêm mạc và khoảng thời gian giữa các lần tiếp xúc. Lúc đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh. Nặng hơn có thể thấy máu theo phân. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt hoặc máu thành tia.

5. Tắc ruột

Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng của trẻ nên.càng ngày càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên.tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

6. Ảnh hưởng tâm lý của trẻ

Trẻ ăn uống kém, bứt rứt, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và quấy khóc. Bên cạnh đó, mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi đại tiện. Điều này khiến nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh, sợ ăn. Hơn nữa việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng, đau bụng. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra chứng sợ ăn ở trẻ.

7. Phát triển không đồng đều thể chất và trí tuệ

Khí trẻ ăn uống kém, sợ ăn, biếng ăn sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Khi đó, trẻ sẽ chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ so với trẻ bình thường.

Lo lắng về những hậu quả của tình trạng táo bón lâu ngày ảnh.hưởng đến sức khỏe của con, mẹ thường tìm nhiều biện pháp chữa trị cho bé. Tuy nhiên, liệu có những cách cha mẹ đã áp dụng” sai” khiến.tình trạng của bé không thuyên giảm?

Những cách đơn giản cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón lâu

Chế độ ăn của mẹ trong thời kỳ cho con bú:

  • Hằng ngày, mẹ nên uống khoảng 2,5 đến 3 lít nước. Không ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ và nên tạm ngừng ăn gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng… nếu con đang bị táo bón.
  • Bên cạnh đó, mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung chất xơ. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học để sữa mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé bú, góp phần phòng ngừa và trị táo bón cho trẻ.

Chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh khi mắc bệnh:

  • Nếu bé đang bú mẹ hoàn toàn: Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cơ thể bé không bị thiếu nước, giúp bé dễ đi đại tiện hơn.
  • Nếu bé đang dùng sữa ngoài: Nên chọn loại sữa chứa chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa cuả bé. Cần pha sữa cho bé theo đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Nếu bé đã biết ăn dặm: Nên bổ sung các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Nên cho trẻ thích nghi từ từ với khẩu phần ăn mới, không ép trẻ ăn quá nhiều vì dễ khiến bệnh táo bón ở trẻ nặng hơn.·
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày cũng là một cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giúp con đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách

Để mau chóng chấm dứt tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng phải tạo 1 “ lịch trình” sinh hoạt, vận động hợp lý cho trẻ.

Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hàng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở, khuyến khích bé thay đổi. Nhất là khi bé đang bị táo bón việc cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách là vô cùng quan trọng.

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần 1 ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc tối.

Một số bé sẽ có cảm giác xấu hổ, sợ đi tiêu khi táo bón kéo dài, cha mẹ phải là người giải thích, động viên cho bé hiểu, không nên sợ hay căng thẳng.

Ngoài ra những bài tập vận động cho trẻ cũng là cực kì cần thiết cho trẻ bị táo bón lâu ngày. Một số bài tập có thể kể đến như: ếch ngồi xồm, cúi gập người, chiếc ghế vô hình,…

Cha mẹ hãy luôn theo dõi và thực hiện cùng bé, tạo niềm vui và động lực giúp cho bé có hứng thú tập luyện. Như vậy tình trạng táo bón của bé mới có thể mau dứt điểm.Cách chữa cho trẻ bị táo bón lâu ngày – hay tái phát

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày.

Trẻ bị táo bón lâu ngày làm sao khắc phục?TrẻTrẻ bị táo bón lâu ngày làm sao khắc phục?Trẻ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
3
5

5 bình luận

táo bón ở trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ quá, các mẹ đừng chủ quan nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

mình sẽ lưu lại để áp dụng cho bé nhà mình

2 tháng trước
Thích
Trả lời

chia sẻ hữu ích cho các mẹ có bé bị táo bón nè

2 tháng trước
Thích
Trả lời

con bị táo bón là nỗi ám ảnh của cả con và gia đình luôn hichic, thương lắm

2 tháng trước
Thích
Trả lời

các chắc khắc phục việc trẻ bị táo bón hữu ích quá

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo