Top 5 thuốc tiêu chảy cho bé tốt nhất – Lưu ý khi dùng thuốc an toàn

Tiêu chảy nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách, bệnh có thể khiến bé mất nước, mất điện giải và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị phù hợp cũng như các loại thuốc tiêu chảy cho bé.

Tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy là một bệnh lý rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, đặc trưng bởi tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Khi không được điều trị đúng cách, tiêu chảy kéo dài ở trẻ gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, từ đó, đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra.

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,3 triệu trẻ bị bệnh tiêu chảy. Trong đó, có khoảng 4 triệu trẻ dưới 5 tử vong (trẻ dưới 2 tuổi chiếm 80%).

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Ngoài tình trạng đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, trẻ bị tiêu chảy còn có thể có một số triệu chứng đi kèm sau:

  • Đau bụng quặn thắt;
  • Sốt;
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Sụt cân;
  • Mất nước;
  • Mệt mỏi.

Top các loại thuốc tiêu chảy cho bé

Thuốc tiêu chảy cho bé là giải pháp điều trị được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và chống chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Do đó, bố mẹ nên nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và cho trẻ uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1. Oresol

Các triệu chứng của tiêu chảy như sốt, nôn mửa, tiêu lỏng,… khiến trẻ mất nước và mất điện giải, từ đó, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng do mất nước gây ra. Để ngăn ngừa điều này, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ dùng dung dịch bù nước, bù điện giải Oresol với liều lượng phù hợp.

Liều dùng Oresol cho trẻ em:

  • Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: Mỗi lần uống 1 – 1,5 lần thể tích bình sữa thường dùng.
  • Trẻ từ 1 – 12 tuổi: Sau mỗi lần mất nước do nôn ói, tiêu chảy, uống 200ml dung dịch.
  • Trẻ từ 12 – 18 tuổi: Sau mỗi lần mất nước do nôn ói, tiêu chảy, uống từ 200ml – 400ml.

Lưu ý, dung dịch Oresol khi pha quá đặc có thể gây nên tình trạng ưu trương nước và tăng áp lực thẩm thấu, tăng nguy cơ phù não cho trẻ. Sau 24 giờ, nếu dung dịch Oresol đã pha không uống hết, bố mẹ cần đem bỏ và pha dung dịch mới. Oresol chống chỉ định với các trường hợp suy giảm chức năng thận, giảm niệu, vô niệu, mất nước nặng kèm triệu chứng sốc, nôn mửa kéo dài, tắc ruột hoặc liệt ruột.

2. Smecta

Smecta thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng đau từ bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng, cũng như tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn. Đây là một loại thuốc có tác dụng bảo vệ và bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa.

Liều dùng Smecta cho trẻ em tham khảo:

  • Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày.
  • Từ 1 – 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày.
  • Trên 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đặc biệt trong trường hợp tiêu chảy cấp, bác sĩ có thể cân chỉnh liều dùng Smecta phù hợp. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc có thể gây tác dụng phụ cho trẻ như phát ban, táo bón, viêm, ngứa, hoặc phù mạch. Do đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

3. Loperamide

Thuốc chống tiêu chảy Loperamide có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như sự giảm động ruột, kéo dài thời gian di chuyển qua ruột, giảm tiết dịch trong đường tiêu hóa và tăng di chuyển nước và chất điện giải từ ruột vào máu. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp không biến chứng ở trẻ trên 12 tuổi. (1)

Lưu ý, Loperamide có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm liên quan đến tim mạch, do đó, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc chống chỉ định với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị bệnh lỵ cấp tính hoặc viêm ruột do vi khuẩn, viêm loét đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc do sử dụng kháng sinh rộng phổ, tổn thương gan, trẻ dưới 12 tuổi hoặc phụ nữ mang thai.

Đối với các trường hợp trẻ đang sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc thuốc chống trầm cảm, phụ huynh cần thông báo sớm cho bác sĩ vì thuốc Loperamid có thể tăng độc tính, gây hại cho trẻ khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc này.

4. Pepto-Bismol

Thuốc trị tiêu chảy Pepto Bismol (bismuth subsalicylate) có tác dụng giúp giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và khó tiêu. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và tiêu chảy du lịch.

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi, trẻ bị tiêu chảy kèm sốt hoặc các triệu chứng của bệnh cúm hoặc thủy đậu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc với các loại thuốc khác.

5. Men vi sinh Probiotics

Men vi sinh (Probiotics) là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng vi sinh đường ruột bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hiện nay, Saccharomyces boulardii và Lactobacillus acidophilus là hai loại Probiotics được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp tiêu chảy. Trong đó:

  • Saccharomyces boulardii có tác dụng tổng hợp vitamin nhóm B, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, và kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu. Loại men vi sinh này được chỉ định sử dụng để phòng và điều trị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hoặc tiêu chảy cấp. Saccharomyces boulardii là các tế bào sống nên khi sử dụng, phụ huynh không nên trộn vào nước hoặc thức ăn nóng, lạnh hoặc đồ uống có ga, cồn, đồng thời, không sử dụng cùng với các loại thuốc chống nấm khác.
  • Lactobacillus acidophilus có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B, cân bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột, kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột và có tác dụng diệt khuẩn. Lactobacillus acidophilus được chỉ định sử dụng trong trường hợp tiêu chảy do rối loạn vi khuẩn trong ruột.

Các lưu ý khi cho trẻ uống thuốc tiêu chảy

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phụ huynh cần chú ý các vấn đề dưới đây nhằm tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp: Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho bé, chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn thực phẩm mềm, thanh đạm, dễ tiêu như súp, cháo, đồ ăn luộc, hấp. Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều xơ và các loại ngũ cốc nguyên hạt (như ngô, đỗ, vv…), đồ ngọt, dầu mỡ và thức uống có ga,… nhằm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy khiến trẻ mất nước và tiêu hao nhiều năng lượng, do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường: Trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị khi có các biểu hiện như tiêu chảy ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, tần suất đi tiêu 6-8 lần/ngày, sốt cao, co giật, trẻ đi tiêu ra máu, phân sống, có biểu hiện mất nước nghiêm trọng,…
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cho trẻ: Điều này sẽ giúp bác sĩ kê thuốc phù hợp với trẻ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại thuốc tiêu chảy cho bé. Hy vọng với những thông tin này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về tiêu chảy và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, việc sử dụng thuốc cho trẻ bị đau bụng đi ngoài cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Top 5 thuốc tiêu chảy cho bé tốt nhất – Lưu ý khi dùng thuốc an toànTop 5 thuốc tiêu chảy cho bé tốt nhất – Lưu ý khi dùng thuốc an toàn
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
1

1 bình luận

trc khi uống gì thì nên thăm hỏi bác sĩ trc nhen cả nhà ơi

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo