Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
thức khuya có tác hại gì? Và cách giúp trẻ đi ngủ sớm
Trẻ thức khuya, ngủ muộn sẽ chậm phát triển hơn các trẻ khác, thay đổi nhịp sinh học làm cơ thể rối loạn, khả năng tiếp nhận thông tin chậm.
Ngày nay nhiều bậc phụ huynh có thói quen thức khuya nên con cái cũng thức theo. Điều này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ vì nhịp sinh hoạt rối loạn dẫn đến khả năng tiếp nhận thông tin kém. Để hiểu rõ trẻ em thức khuya có tác hại gì? Và cách giúp trẻ đi ngủ sớm thì các bậc cha mẹ tiếp tục theo dõi bài viết dưới nhé!
Trẻ em thức khuya có tác hại gì?
Nếu ba mẹ thường xuyên để trẻ thức khuya, ngoài việc hạn chế phát triển thể chất còn ảnh hưởng đến phát triển não bộ và cũng gây ra các bệnh về tim mạch,... Dưới đây là những tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn mà ba mẹ nên biết để thay đổi:
Ngủ muộn khiến trẻ kém thông minh
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, việc trẻ thường xuyên thức khuya, đi ngủ không đúng giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể.
Khi ngủ não bộ của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ. Từ đó làm suy giảm khả năng thị giác, khả năng tiếp thu và khả năng học tập. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát.
Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng cho đi ngủ trước 9 giờ tối, để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, cải thiện chức năng não và phát triển sức khỏe tổng thể.
Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Chiều cao ngoài phụ thuộc vào gen di truyền thì còn bị ảnh hưởng bởi hormone tăng trưởng. Mà quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra. Do đó nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất.
Bên cạnh tăng chiều cao, khi cơ thể trẻ chìm vào giấc ngủ các bộ phận khác của cơ thể cũng tự phục hồi. Trẻ ngủ muộn thì cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Nếu tốc độ trao đổi chất chậm lại, làm giảm sự phát triển tế bào và đào thải chất ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vì vậy, cho trẻ đi ngủ sớm trước 10 giờ rất quan trọng, vừa bảo vệ sức khoẻ vừa phát triển chiều cao lý tưởng.
Ảnh hưởng tim mạch
Khi trẻ không ngủ đủ, chúng cảm thấy phấn khích. Khi tâm trạng phấn khích hay khó chịu sẽ làm tăng tốc độ tim, tăng huyết áp gây ra các bệnh tim mạch nếu tình trạng này kéo dài.
Sức đề kháng giảm
Trong khi ngủ sâu, cơ thể sản xuất nhiều chất khác nhau bao gồm protein cytokine ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Bằng cách ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ có thể thúc đẩy tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh cảm lạnh.
Gây béo phì
Khi ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin, báo hiệu cho não ngừng ăn. Ngủ không đủ giấc sẽ làm ức chế leptin, vì vậy trẻ ngủ không đủ giấc có thể gây béo phì. Ngoài ra trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi chỉ khiến cơ thể ngày càng chậm lớn, không khoẻ mạnh.
Làm thế nào để trẻ đi ngủ sớm?
Với những tác hại khi trẻ thức khuya được nói ở trên. Ba mẹ nên làm thế nào để trẻ đi ngủ sớm và đảm bảo giấc ngủ của trẻ khoa học.
Làm gương cho trẻ: Hầu hết hành vi của trẻ đều học theo ba mẹ. Khi thấy ba mẹ xem tivi, sử dụng điện thoại, trẻ cũng sẽ bắt chước theo hoặc đợi ba mẹ ngủ chung. Vì vậy để trẻ đi ngủ sớm chính ba mẹ cũng nên thay đổi thói quen thức khuya.
Hình thành thói quen: Nhiều trẻ thích nghịch điện thoại trước khi ngủ. Nếu muốn trẻ đi ngủ sớm thì ba mẹ nên loại bỏ thói quen này. Tập cho trẻ lên giường ngủ và thức dậy đúng giờ. Ngoài ra rèn luyện cho con tập ngủ không cần ba mẹ bên cạnh. Những thói quen này nên rèn càng sớm càng tốt.
Không để trẻ quá phấn khích trước khi ngủ: Đối với trẻ nhỏ, quá phấn khích hay sợ hãi khiến trẻ không ngủ được. Ban ngày nên cho trẻ vui chơi, hoạt động thoải thích, không cho xem phim, chơi trò chơi bạo lực, kinh dị vì gây ám ảnh cho trẻ.
Tạo không gian ngủ lý tưởng: Phòng ngủ nên thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh và ánh sáng nhỏ để đảm bảo được giấc ngủ ngon.
Không tạo áp lực cho trẻ: Đối với những trẻ lớn hơn, áp lực hoàn thành bài tập về nhà, nhiệm vụ trên lớp khiến trẻ ngủ muộn. Do đó, ba mẹ không nên ép con phải hoàn thành tất cả bài tập khi trẻ quá mệt. Bố trí thời gian học hợp lý để không ảnh hưởng tới thời gian ngủ của trẻ.
Trên đây là những thông tin giúp bậc ba mẹ hiểu rõ trẻ em thức khuya có tác hại gì và cách khắc phục tình trạng đó. Hy vọng bài viết giúp ba mẹ xây dựng được phương pháp, tạo thói quen tốt cho trẻ không chỉ có lợi cho hiện tại mà cuộc sống sau này của trẻ.
2 bình luận
Mới nhất
Đúng rồi nè mom, người lớn còn hại nói gì trẻ con. Mình vẫn luôn cố gắng rèn con ngủ sớm luôn
Chuẩn luôn bạn ạ. Muốn trẻ ngủ sớm thì mình cũng phải làm gương cho trẻ đã