🔥 Bài đăng hot nhất

Sốt phát ban ở trẻ: Bố mẹ cần làm gì?

Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm lành tính, thường gặp ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi do đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày. Ngược lại, nếu bố mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như nào mới hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?

Sốt phát ban (Roseola) là bệnh nhiễm trùng nhẹ do virus gây ra, thường gặp ở trẻ ở độ tuổi lên 2. Bệnh phổ biến đến mức hầu hết trẻ em đều mắc ít nhất 1 lần trong đời, thậm chí có trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần.

Hiện nay có 2 loại sốt phát ban phổ biến là ban đỏ và ban đào. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị sốt trong vài ngày và sau đó nổi các nốt mẩn đỏ trên da (phát ban). Biểu hiện của bệnh ở trẻ là rất khác nhau, một số trẻ chỉ bị ban đào rất nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt nào trong khi những trẻ khác gặp đầy đủ các triệu chứng của bệnh.

Nói chung, bệnh sốt phát ban thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt quá cao thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc con trẻ, phụ huynh không nên chủ quan và cần phải theo dõi con thường xuyên để có thể hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus, đó cũng là nguyên do vì sao trẻ lại bị sốt phát ban nhiều lần. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do virus Herpes 6 gây ra, tuy nhiên trong một số trường hợp khác, bệnh lại do virus Herpes 7 ở người gây nên.

Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm nên rất dễ lây nhiễm ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, trường mẫu giáo. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi, những giọt nước li ti sẽ bắn ra môi trường và bị trẻ khác hít phải.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban

Thông thường, phải mất 1 – 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus trẻ mới có những biểu hiện triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm với triệu chứng nhẹ và thường khó nhận biết. Đôi khi, một số trẻ em bị nhiễm virus nhưng lại không có bất kỳ biểu hiện đáng chú ý nào.

Các triệu chứng đặc trưng nhất của sốt phát ban là sốt cao đột ngột (38,8 – 40,5 độ C) và phát ban trên da. Cơn sốt có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày và phát ban chỉ xuất hiện sau khi cắt sốt, thường trong vòng từ 12 đến 24 giờ.

Trẻ bị phát ban thường có những nốt hoặc mảng nhỏ màu hồng, phẳng hoặc sần sùi, bắt đầu xuất hiện ở bụng và lan ra mặt, cánh tay và chân. Khi bị phát ban cũng có nghĩa là virus đang ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển.


Ngoài ra, khi bị sốt phát ban, trẻ còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên cáu gắt, khó chịu
  • Mí mắt sưng
  • Đau tai
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Ho và đau họng
  • Co giật do sốt cao

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban

Thông thường, phải mất 1 – 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus trẻ mới có những biểu hiện triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm với triệu chứng nhẹ và thường khó nhận biết. Đôi khi, một số trẻ em bị nhiễm virus nhưng lại không có bất kỳ biểu hiện đáng chú ý nào.

Các triệu chứng đặc trưng nhất của sốt phát ban là sốt cao đột ngột (38,8 – 40,5 độ C) và phát ban trên da. Cơn sốt có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày và phát ban chỉ xuất hiện sau khi cắt sốt, thường trong vòng từ 12 đến 24 giờ.

Trẻ bị phát ban thường có những nốt hoặc mảng nhỏ màu hồng, phẳng hoặc sần sùi, bắt đầu xuất hiện ở bụng và lan ra mặt, cánh tay và chân. Khi bị phát ban cũng có nghĩa là virus đang ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển.


Ngoài ra, khi bị sốt phát ban, trẻ còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên cáu gắt, khó chịu
  • Mí mắt sưng
  • Đau tai
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Ho và đau họng
  • Co giật do sốt cao

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Như đã được đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban là do các loại virus lành tính và thường không gây ra tình trạng cấp tính. Do đó, nếu trẻ bị sốt phát ban có thể được điều trị tại nhà và khi không có chuyển biến tốt thì mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Dưới đây là các nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt từ 38°C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng paracetamol loại đơn chất theo liều từ 10-15mg/kg cân nặng, 4-6 giờ uống 1 lần và ngưng thuốc khi hết triệu chứng sốt.

Lau mát cho trẻ bằng chườm ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm từ 37 – 40°C, vắt bớt nước lau ở vùng nách, bẹn, cổ hoặc đắp lên trán giúp giảm nhiệt nhanh.

Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do thân nhiệt quá cao do sốt, bổ sung nước cho trẻ từ các loại sữa, nước hoa quả, oresol,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ bị bệnh khiến cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng cũng giảm đi. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là rất cần thiết. Cha mẹ nên bổ sung nhiều vitamin A, C và chất xơ cho trẻ bằng các loại rau xanh, hoa quả tươi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý các loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn vào giai đoạn này như trứng, hải sản, các loại thực phẩm có màu đỏ,… Do đây đều là những loại thực phẩm khó tiêu, trẻ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa tươi. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng giúp trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Một số lưu ý khác

  • Nếu trẻ có triệu chứng ho hoặc đau rát họng thì bố mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để giảm triệu chứng sưng viêm ở cổ họng như quất non hấp với đường phèn, gừng tươi hấp mật ong,… Tuy nhiên, phụ huynh cần thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và khăn giấy mềm để hạn chế nhiễm khuẩn và giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Luôn giữ cho da của trẻ sạch sẽ và khô thoáng bằng cách tắm rửa mỗi ngày.
  • Phụ huynh không nên cho trẻ kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế tắm rửa hàng ngày. Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể sẽ làm các vết nhiễm trùng da nặng hơn và khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
  • Cần cách ly trẻ nếu có điều kiện để giúp trẻ tránh nhiễm khuẩn, đồng thời không để virus lây nhiễm cho trẻ khác.
  • Khi trẻ bị bệnh thì không được đưa trẻ đến những nơi đông người như nhà trẻ, mẫu giáo để hạn chế sự lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy liên hệ bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không có hiệu quả.
  • Chườm mát nhưng nhiệt độ không giảm.
  • Đi ngoài phân có lẫn máu.
  • Khó thở.
  • Co giật.
  • Mê man.
  • Chảy mủ trong tai.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về sốt phát ban ở trẻ.

3
36
4 Bình luận

4 bình luận

Thật hữu ích, cảm ơn bạn nhiều

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

đã lưu bài, cảm ơn bạn nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo