Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp các bé yêu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Bé yêu của bạn cần được tiêm các vắc xin phòng bệnh theo lịch tiêm phòng cho trẻ được cập nhật hằng năm của Bộ Y tế.
Vậy mẹ đã có nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ để biết bé yêu cần tiêm ngừa vắc xin gì, ở độ tuổi nào và cách tiêm ngừa ra sao chưa? Hãy tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.
📣 Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT, “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc” của Bộ Y tế có hiệu lực từ 1/1/2018, có quy định trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm chủng đầy đủ 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu: viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella. Trong đó, lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng giai đoạn như sau:
📌 Trẻ sơ sinh:
- Vắc xin viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan B. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
- Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt.
📌 Trẻ 02 tháng tuổi:
- Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae type b (Hib) (DTaZ/IPV/Hib) mũi 1
- Viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Nhiễm khuẩn phế cầu (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV).
- Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.
📌 Trẻ 03 tháng tuổi:
- Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae type b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 2
- Viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm
- Viêm màng não nhóm C. Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm
- Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, uống liều thứ 2.
📌 Trẻ 04 tháng tuổi:
- Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và haemophilus influenzae type b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 3.
- Viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
📌 Trẻ từ 12 đến 13 tháng tuổi:
- Haemophilus influenza type b (Hib) và viêm màng não C (Hib/Men C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Vắc xin sởi, quai bị và Rubella còn gọi là sởi Đức (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
📌 Trẻ từ 2 đến 3 tuổi:
- Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1.
📌 Trẻ từ 3 đến 5 tuổi:
- Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
- Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 2.
Ngoài việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo lịch tiêm cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, bạn cần lưu ý các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác để tiêm phòng cho bé đầy đủ, chi tiết là:
- Vắc xin phế cầu
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin viêm não Nhật Bản B
- Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A
- Vắc xin HPV
- Vắc xin thương hàn
- Vắc xin phòng cúm
- Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Nếu sau khi tiêm ngừa, bé yêu có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Nguồn: Bộ Y tế