🔥 Bài đăng hot nhất

Làm sao để trẻ thích đọc?

1. Bắt đầu quá trình đọc

Giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách khoa học thông qua việc thường xuyên thiết lập một khoảng thời gian nào đó để trẻ có thể cảm thấy dễ chịu khi đọc sách - đó là lý do tại sao những câu chuyện được kể cho trẻ trước khi chúng đi ngủ đã là một truyền thống lâu đời. Nhưng đừng quên rằng nhiều sự kiện hàng ngày khác cũng mang đến cơ hội tốt để đọc. Hãy thử bắt đầu bằng một câu chuyện vào bữa ăn sáng, một câu chuyện vào giờ tắm hoặc câu chuyện khi trẻ đi nhà trẻ. Một số trẻ mới biết đi hoặc lớn hơn ngủ nhiều có thể cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi cha mẹ đánh thức chúng bằng những câu chuyện, thay vì hối thúc trẻ ra khỏi giường.


2. Sử dụng sách để gắn kết trẻ với người thân trong gia đình

Ở độ tuổi này của trẻ, đọc sách đôi khi không phải là việc đọc, hiểu được các nội dung trong sách mà chính là quá trình trẻ học các yêu thích sự tương tác với bố, mẹ, ông, bà hoặc người chăm sóc trong quá trình đọc sách. Khi bé được ngồi trong lòng cha mẹ trong lúc họ đọc to, rõ ràng một câu chuyện nào đó, trẻ không chỉ thích sách mà còn thích cảm giác an toàn và sự chú ý tuyệt đối của cha mẹ bé.


3. Chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi

Những đứa trẻ mới biết đi thích các loại sách bảng, sách nhiều hình vẽ hay bất kỳ loại sách nào mà trẻ có thể cầm và thao tác dễ dàng. Trẻ thích những câu chuyện đi kèm với những bức tranh tươi sáng, rõ ràng, chân thực. Và tất nhiên, trẻ trong độ tuổi này cũng yêu thích các bài đồng dao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một đứa trẻ 2 tuổi sẽ không đánh giá cao những câu chuyện mà anh trai của bé lựa chọn. Ví dụ như trẻ cũng có thể thích những cuốn truyện cổ tích mà anh trai chúng đang đọc. Dù thế nào đi nữa, việc quan trọng nhất là cha mẹ cần đảm bảo nội dung trong những cuốn sách đó là phù hợp với trẻ.

4. Khiến cho việc đọc sách trở nên thú vị

Cha mẹ hoặc người trông giữ trẻ có thể làm tăng sự thích thú của trẻ khi đọc cho chúng nghe những mẩu truyện bằng cách giả tiếng gầm gừ của một con sói trong “Cô bé quàng khăn đỏ” hay tiếng kêu của chú chim “vàng anh” trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Trẻ em cũng yêu thích việc diễn tả lại câu chuyện như người lớn, vì vậy những đứa trẻ lớn hơn có thể thích giả làm con sói đáng sợ trong truyện “Ba chú heo con”. Hãy dừng lại và động viên trẻ, ngay cả khi nó làm chậm tiến trình của câu chuyện. Bé sẽ hiểu được nhiều hơn nội dung của truyện nếu tích cực tham gia.


5. Chọn sách theo sở thích của trẻ

Chọn sách về các hoạt động yêu thích của trẻ như đi thăm sở thú, bơi lội, chơi bóng. Tìm hiểu về các chương trình yêu thích của bé thông qua những cuốn sách về các nhân vật đó. Nhiều cha mẹ cảm thấy cuốn sách này có thể tốt và mang lại nhiều lợi ích hơn cho bé, nhưng nếu trẻ thích con khủng long màu tím thì bé cũng sẽ thích những cuốn sách về cuộc phiêu lưu của nó. Hãy để trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn những cuốn sách, tuy nhiên cần thử nghiệm với nhiều loại sách trước khi quyết định chính xác cuốn sách nào vừa bổ ích lại vừa khiến trẻ thích thú.


6. Trò chuyện với trẻ về những nội dung trong sách

Trẻ em học từ dễ dàng hơn khi chúng nghe được nghe thường xuyên. Thu hút con trẻ trò chuyện về những cuốn sách trong khi ăn tối, đi dạo, trong xe ô tô, trong thời gian xem ti vi hoặc bất cứ khi nào cha mẹ của trẻ có thể. Nói chuyện với trẻ và không ngại sử dụng những từ và cụm từ phức tạp. Khuyến khích các câu hỏi từ trẻ và đưa ra những lời giải thích phù hợp, dễ hiểu. Trẻ mới biết đi luôn tò mò và thắc mắc không ngừng về thế giới, vì vậy đừng ngại ngần khi cùng trẻ khám phá những sở thích của chúng

7. Đọc đi đọc lại

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó chịu khi trẻ đòi nghe đi nghe lại một câu chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, sự lặp lại này lại là một dấu ấn của bé trong những năm chập chững biết đi.

Leiderman nói: “Lý do khiến trẻ em thích đọc đi đọc lại những câu chuyện giống nhau là vì chúng rất khát khao học hỏi. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng con bạn đã ghi nhớ những đoạn văn mà chúng yêu thích và háo hức tự diễn tả lại các cụm từ chính - cả hai dấu hiệu của việc tăng khả năng đọc.”

8. Đọc sách ở thư viện

Ngay cả những đứa trẻ sơ sinh cũng thích giờ đọc truyện ở thư viện, và đó là một trải nghiệm tuyệt vời cho trẻ mới biết đi. Trẻ có thể khám phá ra món đồ yêu thích mới khi được thủ thư trình bày bằng giọng nói nhẹ nhàng và có thể là một số hình ảnh hoặc con rối để minh họa hành động đó. Và, tất nhiên, các thư viện cho phép phụ huynh và những đứa con của họ đọc vô số truyện khác nhau.


9. Biến giờ kể chuyện thành một phần cuộc sống

Khi cả gia đình đang ở trên bàn ăn tối hoặc trong xe hơi, hãy kể những câu chuyện, những kỷ niệm từ thời thơ ấu của chính mình hoặc những câu chuyện mà trẻ là nhân vật trung tâm. Giới thiệu cho trẻ về những bức vẽ hoặc những bức ảnh yêu thích của trẻ và kể những câu chuyện về chúng hoặc nhờ trẻ làm người kể chuyện.


10. Chỉ ra các từ ngữ trong truyện ở khắp mọi nơi

Bất cứ nơi nào cha mẹ của trẻ đi qua, họ đều có thể cho trẻ thấy rằng lời nói là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, ngay cả những đứa trẻ mới biết đi cũng nhanh chóng học được rằng đèn báo hiệu giao thông màu đỏ có nghĩa là “dừng lại”. Một số cha mẹ còn sáng tạo bằng cách dán nhãn các đồ vật xung quanh nhà, chẳng hạn như kệ chứa bộ xếp hình, thùng đựng đồ chơi hay các vật dụng hàng ngày khác của trẻ.

Nếu trẻ đã đến tuổi đi học và đang ở nhà trẻ hoặc trường mầm non, hãy ghi chú hàng ngày vào hộp cơm trưa của con. Ngay cả khi trẻ chưa thể đọc được, nhìn thấy từ được in trên một mảnh giấy, cùng với hình vẽ hoặc nhãn dán của một chú mèo con dễ thương, sẽ là một trong những cách giúp trẻ nhanh chóng nhận biết được mặt chữ.

11. Thể hiện tình yêu sách của bản thân

Trẻ con có xu hướng bắt chước những gì mà cha mẹ chúng hay những người xung quanh làm. Nếu trẻ nhìn thấy sách ở khắp nơi trong nhà và biết rằng cha mẹ chúng có thói quen đọc sách vào mỗi khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày, trẻ sẽ hình thành lên suy nghĩ rằng sách rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Hình thành niềm yêu thích đọc sách của chính mình có tác dụng mạnh mẽ hơn là bắt trẻ ngồi nghe những câu chuyện nhàm chán trong một thời gian dài.

12. Không đưa ra quy định thưởng phạt cho việc đọc sách

Tốt nhất bạn không nên sử dụng quỹ thời gian đọc sách như một hình thức thưởng phạt. Ví dụ, đừng nói với trẻ rằng chúng có thể nghe một câu chuyện nếu ăn xong bữa tối. Khi đọc sách liên quan đến hệ thống khen thưởng và trừng phạt, đó không phải là một trải nghiệm tích cực. Thay vào đó, hãy chọn những thời điểm để đọc cảm thấy tự nhiên, chẳng hạn như khi cha mẹ muốn con mình yên tĩnh trước khi bé ngủ trưa.


13. Giảm thời gian để trẻ tiếp cận với tivi, máy tính hoặc các thiết bị điện tử LCD khác

Xem ti vi hay điện thoại là thụ động - đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên cha mẹ nên đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 18 tháng tuổi trước khi cho trẻ xem các chương trình hoặc chơi với các ứng dụng và trò chơi kỹ thuật số. Họ cũng kêu gọi các bậc cha mẹ giới hạn phương tiện truyền thông cho trẻ em chỉ xem một giờ trên màn hình

Đọc sách là một trong những thói quen tốt và được các chuyên gia khuyến khích hình thành từ khi còn bé. Đọc sách mang lại vô số lợi ích trong quá trình phát triển về kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và nhận thức ở trẻ. Ngoài ra, sau tất cả đọc sách mang lại rất nhiều kỷ niệm hạnh phúc thời thơ ấu của trẻ và ba mẹ chúng. Cảm giác được ngồi vào lòng cha trên chiếc ghế sô pha lớn nghe cha kể những câu chuyện hay nằm cạnh mẹ và tưởng tượng ra những hình ảnh tươi đẹp được miêu tả trong những cuốn truyện cổ tích luôn là những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
4
3

3 bình luận

Bé mình dưới 3 tuổi nên mình mua sách âm nhạc cho bé xem . Bé rất thích , cảm ơn chia sẻ của bạn nhé , mình sẽ áp dụng cho bé .

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bé mình không chịu hợp tác, được 1 xíu là xé sách

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình đọc sách cho con nghe từ trong thai kỳ và vẫn duy trì đến nay. Hiện nay con rất hợp tác luôn. Hihi

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo