Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Khủng hoảng tuổi lên 2 thực sự quá mệt mỏi
Nhóc nhà mình dạo gần đây bắt đầu có dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2. Con cứ đánh nglớn bất cứ lúc nào, khi lên xe đi chơi thì rất vui nhưng khi đến nơi thì bắt đầu khóc và ko chịu xuống xe, nếu cố bế xuống xe thì con nằm dài ra đất ăn vạ còn không con sẽ cào va phản ứng mạnh. Ko còn cách nào mình phải đưa con về. Rồi con ra hay leo lên đầu và mặt nglớn ngồi bế xuống lại gào lên. Đêm cũg như ngày mình thực sự rất lo lắng liệu con có như vậy khi lớn hơn ko
5 bình luận
Mới nhất
Chào bạn, trước hết tất cả các thành viên trong gia đình phải có sự thống nhất về quan điểm giáo dục. Ngoài ra, cần chú ý một vài điểm sau:
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.
Mình đã trải qua rồi lên 2, lên 3, giờ thì lên 4, bướng bỉnh, nhõng nhẽo, mè nheo suốt. Nhưng mình tin là sẽ như những lần trước con sẽ ngoan lại
bé nhà em cũng hay đòi đồ rồi gào lên. Em đặt con qua một bên. Bà nội bảo ra bà nào. Em bảo mẹ cứ để kệ cháu. Cứ dỗ dành rồi ít nữa lớn đòi cái gì không được là lại lăn ra ăn vạ. Thế là bà nội cũng hợp tác ngay, không nói gì cả. Một lúc thì ỉn nín và quay ra làm quen với mẹ, cứ vỗ vào người mẹ. Cứ kệ bé, mình mà cuốn lên bé nghĩ vậy là đúng
nếu mẹ nói ngọt mà bé vẫn k nghe thì phải doạ thôi, kiểu con mà ngồi lên đầu người lớn tối có con gián bay lên đầu con (hoặc con nào bé sợ í). Còn bé gào, mẹ đừng có cao giọng hơn, quát lại thì như thế là "hoà nhau" đó. Khi con quát hãy tỏ vẻ ngạc nhiên, sững sờ, im lặng đứng ra một chỗ. Những bé kiểu này phải lấy tình cảm để trị. Mẹ hãy thút thít một chút, nếu con để ý, tò mò nhìn thì giả vờ khóc to hơn. Nếu bé hỏi mẹ sao thế (hoặc chỉ nhìn thôi, nhưng hơi áy náy) hãy nói là mẹ buồn lắm, con không yêu mẹ. Bé sẽ thanh minh, hi hi, hoặc tuỳ tính cách của bé mà sẽ có hành động tiếp theo. Nhưng nếu mẹ dịu dàng, tình cảm, khi cần bé nghe lời thử nịnh bé xem, có khi hiệu quả hơn quát mắng đó.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng mà bạn đang mô tả có thể là dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2, một giai đoạn phát triển quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ ở độ tuổi này thường trải qua nhiều thay đổi về cảm xúc và hành vi.Các hành vi như đánh người lớn, khóc và phản ứng mạnh khi đi chơi có thể là cách trẻ thể hiện sự bất mãn và khó chịu. Trẻ cũng có thể thể hiện sự khó chịu bằng cách cào và gào lên. Điều này thường xảy ra khi trẻ không thể diễn đạt những cảm xúc và nhu cầu của mình một cách hiệu quả.
Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Tạo môi trường an toàn và ổn định: Cung cấp cho trẻ một môi trường ổn định và an toàn để giúp trẻ cảm thấy an tâm và tự tin hơn.
Lắng nghe và hiểu cảm xúc của trẻ: Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu những cảm xúc và nhu cầu của trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và được chấp nhận.
Đặt giới hạn và quy tắc rõ ràng: Thiết lập những quy tắc và giới hạn rõ ràng để giúp trẻ hiểu rõ những hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được.
Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực: Sử dụng phương pháp khuyến khích và khen ngợi để tạo động lực cho trẻ thể hiện những hành vi tích cực.
Tìm hiểu thêm về khủng hoảng tuổi lên 2: Đọc sách và tìm hiểu thêm về giai đoạn này để có cái nhìn rõ ràng hơn về những thay đổi và cách giúp trẻ vượt qua.
Tuy nhiên, nếu tình trạng của trẻ tiếp tục kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trẻ em để được tư vấn và hỗ trợ thích hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Chuyên mục liên quan