Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
“KHI CON KHÓC BA MẸ PHẢI LÀM SAO?”
Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Trẻ con có thể rất nhanh dỗ, nhanh quên, khóc cái có thể cười ngay dù mắt vẫn ngấn nước khi đang khủng hoảng, khó chịu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Theo các nhà tâm lí thì khi nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và nếu là con mình, chúng ta càng sốt ruột, khó chịu và chỉ muốn con nín khóc ngay lập tức vì chúng ta nghĩ đơn giản: NÍN KHÓC TỨC LÀ HẾT KHỦNG HOẢNG, XỬ LÍ XONG VẤN ĐỀ.
Nhưng bị ép nín khóc, trẻ sẽ rất ấm ức, chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình một cách tích cực, và những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lâu dài. Những đứa trẻ không được học cách xử lí cảm xúc tích cực sẽ thường có những cách tiêu cực để xử lí cảm xúc như la hét, đập phá… bởi đó là những cách đơn giản nhất, không cần phải học. Còn để bình tĩnh, nói chuyện, bày tỏ nhu cầu của mình, đưa ra phương án giải quyết đều cần phải học hỏi rất lâu, bắt đầu từ những trận ăn vạ đầu tiên trong cuộc đời, nếu được bố mẹ hướng dẫn bằng tình yêu và sự cảm thông.
Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ và khóc to thêm. Và lúc đó, bạn sẽ không chỉ mệt mỏi vì con khóc mà còn mệt mỏi vì con không nghe lời mình, mình không xử lí được tình huống, không “kiểm soát” được con, cảm giác bất lực.
Thay vì yêu cầu con phải nín ngay, bố mẹ hãy thử làm những bước sau:
- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...) và nói: “Mẹ biết là con muốn có món đồ đó, mẹ cũng rất muốn có thể mua/ đưa nó cho con. Nhưng vấn đề là + giải thích phù hợp (mẹ không mang đủ tiền, đó là đồ của bạn mình không thể cướp đồ của người khác được, chúng mình đang ở sân chơi chung nên phải chờ đến lượt…)
- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, bày tỏ “nếu là mẹ hồi bé chắc mẹ cũng đau lắm” thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu "ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "đi đứng thế à?" bởi vì trẻ có cố tình làm đau mình đâu. Nếu là một sự cố, dù là bất cẩn, chúng ta luôn cần sự cảm thông. Bạn cũng đâu muốn mình chỉ vì một vài lỗi nhỏ trong báo cáo mà bị sếp chỉ trích, huống hồ là một đứa trẻ đang trong giai đoạn học hỏi và phát triển?
- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to và các lí do khác… bạn có thể bắt đầu bằng việc cho con ngồi vào góc bình tĩnh, một nơi khiến trẻ thấy an tâm và thoải mái, có những hoạt động, đồ chơi phù hợp cho bé. Hoặc đơn giản là hãy cho con một cái bút và tờ giấy để vẽ ngệch ngoạc, một cái gối để đấm hay bất kì việc gì có thể giảm khó chịu mà bạn chấp nhận được trong giới hạn của mình (có những mẹ có thể chấp nhận việc con ném đồ chơi, có những mẹ không, điều đó tùy thuộc vào bạn). Hãy nói với con: Mẹ thấy con đang rất khó chịu, con có muốn vẽ sự khó chịu của mình ra không?
Hay
“Có vẻ như con đang rất bực mình, con có muốn đấm gối hay la hét cho đỡ bực mình không?”
Chúng ta cần đồng cảm với con và thật kiên nhẫn bình tĩnh giải quyết vấn đề nhé . Chúng ta cũng giúp con gọi tên cảm xúc của con sau đó đưa ra hướng xã giải quyết sao cho mình và con đều chấp nhận được . Chúc các ba mẹ và các bé thành công vượt qua khủng hoảng nhé
2 bình luận
Mới nhất
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)
Bài viết rất hay ah