🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh vặt ở trẻ và cách phòng ngừa, chăm sóc tại nhà”

Làm thế nào để nuôi con an toàn, khỏe mạnh trong thời gian dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp? Đặc biệt khi trẻ thường xuyên ốm vặt, nóng sốt không rõ nguyên nhân luôn khiến cha mẹ lo lắng, trăn trở. Đâu là dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bệnh vặt hay các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ để phát hiện và xử trí kịp thời?

🎯 Thấu hiểu những nỗi lo đó, 𝑩𝒔. 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑩𝒖̀𝒊 𝑩𝒊̀𝒏𝒉 (Tiến sĩ Nhi khoa, Giảng viên bộ môn Nhi tại ĐH Y Dược Hải Phòng, hiện công tác tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng) sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của cha mẹ trong chuyên đề “Bệnh vặt ở trẻ và cách phòng ngừa, chăm sóc tại nhà”. TS.BS.GV. Nguyễn Bùi Bình sẵn sàng lắng nghe tình trạng bệnh và giải đáp cụ thể từng trường hợp, đồng thời hướng dẫn dự phòng bệnh cho trẻ em, giúp bố mẹ có thêm kiến thức bổ ích, thực tế và thực hành chăm sóc sức khỏe cho con tại nhà.

▶ Để COVID-19 không là rào cản chăm sóc, phát hiện, xử trí các dấu hiệu bệnh vặt ở trẻ, hãy đặt câu hỏi nhanh với chuyên gia bằng cách bình luận dưới bài viết này. Các câu hỏi nhanh nhất từ ngày 01/09 đến 05/09/2021 sẽ được chuyên gia phản hồi từ ngày 06/09/2021.

▶ Đừng bỏ qua cơ hội được khám, tư vấn online với chuyên gia Nhi khoa trong chương trình này. Hãy tham gia nhanh!
Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh vặt ở trẻ và cách phòng ngừa, chăm sóc tại nhà”Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh vặt ở trẻ và cách phòng ngừa, chăm sóc tại nhà”
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
37
27
46

46 bình luận

Chào bs, bé nhà em 4 tuổi. Lười uống nước lắm. Gần đây em để ý thấy bé đi vệ sinh nước tiểu đục, ngày đi vệ sinh 2-3 lần và kêu bị đau bụng. BS cho em hỏi con em có bị bệnh gì không và bé nhỏ tuổi thì có bị bệnh thận được không ạ? Em cảm ơn
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@myngoc20Chào bạn. Bé lười uống nước, đi tiểu thấy nước tiểu đục kèm theo đau bụng là những triệu chứng của rối loạn tiểu tiện, rất có thể bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Gia đình nên cho bé đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu để được chẩn đoán sớm.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Thưa bác sĩ cháu tôi bị táo bón, thường 2 ngày cháu đi vệ sinh nặng 1 lần nhưng phân đầu của cháu hơi to nên hay bị rớm chút máu, nhờ bsi tư vấn cho cháu ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@namvu4505Chào bạn. Trẻ bị táo bón nên khi đi ngoài đầu phân to, cứng khi đi qua lỗ hậu môn nhỏ gây ra tình trạng ỉa máu do nứt kẽ hậu môn. Vì vậy chỉ cần giúp bé cải thiện tình trạng táo bón là bé sẽ hết ỉa máu.
Phải điều trị các bệnh gây táo bón như điều trị thuốc cho suy giáp trạng, phẫu thuật cho bệnh phình đại tràng bẩm sinh do đại tràng không có tế bào thần kinh hay dị tật hậu môn.
Đối với táo bón cơ năng cần loại bỏ các yếu tố tâm lý bất lợi và yếu tố môi trường bất lợi, cải thiện chế độ ăn hợp lý (giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh đồ uống có ga, rèn luyện cho trẻ đi vệ sinh vào một giờ nhất định...)
Có thể dùng thuốc nhuận tràng, tăng nhu động ruột đối với một số trường hợp táo bón vừa đến nặng.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Chào bác, cho em hỏi bé trai nhà em năm nay 4 tuổi mà đợt này bé bị lên mụn li ti như kiểu rôm và cháu rất ngứa,cháu gãi chảy máu ra, và bị mọc cả trong mũi ạ. Tình trạng này có sao không ạ? Em định cho bé lên bệnh viện khám mà dịch với đang giãn cách nên ko lên dc. Em cảm ơn bác nhiều ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@ngan43791Chào bạn. Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da. Trẻ nhỏ do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi gây tình trạng như bé nhà mình.
Hầu hết rôm sảy xuất hiện khi nóng, khi thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều gây da trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Để cải thiện tình trạng này bố mẹ cần làm một số điều sau: mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè và tránh mặc quá nhiều, quá chật, u bé quá kỹ; giữ cho môi trường xung quanh trẻ luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt; cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ, tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da; tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.

3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Thưa bác sĩ, làm thế nào để phân biệt cháu bị cảm lạnh do thời tiết hay là mắc các bệnh về đường hô hấp để chữa trị kịp thời ạ? Cháu thấy 2 bệnh này biểu hiện khá giống nhau.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@damngockhue341Mấy đứa nhỏ nhà em cũng cứ nóng sốt quài. Nhiều khi ko biết là do dị ứng thời tiết hay cúm nữa. Cảm ơn bs đã chia sẻ và chúc sức khỏe bs ạ!
3 năm trước
Thích
Trả lời
@damngockhue341Chào bạn. Cảm lạnh do thời tiết hay cảm cúm thông thường có thể có các biểu hiện như: Sốt, trẻ lớn kêu đau mình mẩy, đau đầu, trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu bỏ ăn, một số trẻ đau bụng, tiêu chảy và thường kèm theo hội chứng viêm long đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ho. Viêm long đường hô hấp có thể chỉ là một dấu hiệu khi trẻ bị cảm cúm nhưng cũng có thể là khởi đầu cho bệnh về đường hô hấp nặng vài ngày sau đó.
Nhiều khi rất khó để phân biệt cảm lạnh do thời tiết hay bệnh lý đường hô hấp bố mẹ có thể chăm sóc bước đầu tại nhà bằng một số biện pháp như: hạ sốt cho trẻ bằng Acetaminophen với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ/lần khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên, không quá 6 lần/ngày, vệ sinh mũi họng, ăn nhỏ bữa, dùng các biện pháp dân gian giúp trẻ giảm ho, long đờm.
Nếu trẻ không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng lên thì cho trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám và điều trị.
3 năm trước
Thích
Trả lời
2
Chào bác sĩ ! Bé nhà e thường xuyên bị viêm phế quản,có đợt bé đã bị viêm phế quản cấp và đã điều trị theo phác đồ của bệnh viện. Hết đợt đó,bé chỉ khỏe dc tầm 2-3 tuần rồi lại tiếp tục VPQ cùng các triệu chứng nghẹt mũi nóng sốt thường xuyên,mà ngày nào mẹ cũng vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.e cũng cho bé bổ sung vitamin C đều đặn nhưng vẫn k cải thiện,bệnh vẫn tái đi tái lại,cứ tiếp tục như vậy e sợ bé bị lờn kháng sinh và thành bệnh mãn tính.e rất lo lắng.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@hoangvinisChào bạn. Viêm phế quản thường dễ mắc hơn ở những trẻ béo phì, cơ địa dị ứng đường hô hấp với phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, sống ở nơi có độ ẩm cao, có nấm mốc.
Viêm phế quản cũng như các nhiễm khuẩn hô hấp khác có nguy cơ tái phát nhưng đều có thể điều trị dứt điểm được nếu ngay từ đầu trẻ được điều trị sớm và đúng cách.
Bệnh chủ yếu do virus gây nên, vì vậy, bố mẹ không tự ý dùng kháng sinh để điều trị cho trẻ vì không có tác dụng mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh (nhờn thuốc kháng sinh). Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Bố mẹ nên áp dụng các biện pháp sau để phòng bệnh viêm phế quản và hạn chế tái phát viêm phế quản cho trẻ:
- Giữ ấm vào mùa lạnh, đảm bảo môi trường sống của trẻ sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ.
- Với trẻ có cơ địa dị ứng với bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo,..., cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá,...
- Chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang mắc bệnh đường hô hấp.
- Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ như vaccine phế cầu, sởi, thuỷ đậu, rubella, Haemophilus influenza,...
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Thưa bác sĩ, bé nhà em được chẩn đoán là nghi ngờ giun chui ống mật. Hiện đang điều trị tại nhà, vì em chưa cho bé đi khám lại được. Bé thường xuyên kêu đau bụng, người hơi sốt nhẹ vào buổi chiều. Bác sĩ cho em hỏi phương hướng điều trị giun chui ống mật ở trẻ? Rất mong bác sĩ tư vấn
3 năm trước
Thích
Trả lời
2
@vankhanhduong08chia sẻ cùng mẹ bé nhé. Chúc bé mau khỏe và hay ăn chóng lớn!
3 năm trước
Thích
Trả lời
@vankhanhduong08Chào bạn. Giun chui lên ống mật đơn thuần dẫn đến viêm nhiễm đường mật, áp-xe gan, sỏi ống mật và sỏi trong gan, phì đại - xơ hóa gan. Bên cạnh đó là các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như: áp-xe phổi, đường mật và dưới cơ hoành; chảy máu đường mật, viêm phúc mạc, viêm mủ màng phổi; phù tụy cấp và viêm tụy cấp do giun; viêm mủ màng tim (hiếm gặp).
Điều trị nội khoa giun chui ống mật dùng thuốc tẩy giun, thuốc giãn cơ Oddi, dùng thuốc lợi mật, kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện bắt buộc phải cho bé đi khám lại, có thể phải điều trị can thiệp ngoại khoa mở ống mật chủ lấy giun và dẫn lưu, dẫn lưu ổ áp-xe, cắt túi mật, mở tá tràng nếu có chỉ định.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Thưa bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em đã được 8 tháng. Từ lúc sinh đến giờ thỉnh thoảng bé thở khò khè. Em có làm vỗ rung long đờm và rửa mũi cho bé nhưng vẫn không hết. Khoảng 1 tuần nay bé có chảy ít nước mũi trong. Hôm trước đi khám Bác sĩ cho kẽm về uống. Uống hết rồi có cần uống nữa không ạ? Em cũng đang bổ sung D3 cho bé. Cảm ơn Bác
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@khahanhuynh1222Chào bạn. Hiện tượng thỉnh thoảng thở khò khè thường không đáng lo ngại, thường xảy ra ngay hoặc sau khi ăn 1 thời gian. Tình trạng này ở trẻ nhỏ thường là do hội chứng Gerd gây ra và sẽ tự hết khi trẻ lớn lên.
Kẽm giúp bé ăn ngon, tăng khả năng hấp thu và tổng hợp protein. Kẽm còn hỗ trợ và duy trì hệ thống miễn dịch, tham gia vào quá trình vận chuyển canxi và các chất giúp phát triển não bộ và xương. Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ nhỏ được phân bổ theo độ tuổi như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg nguyên tố/ ngày
- Trẻ từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3-5mg nguyên tố/ ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5-10mg nguyên tố/ ngày
Thời gian uống có thể kéo dài 2-3 tháng tuỳ vào tình trạng của trẻ.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Em chào bác. Con em hiện nay được 6 tuổi, thường hay ra mồ hôi trộm về đêm ở lưng, mông, cổ(sau gáy), nếu bật điều hòa thì tình trạng này đỡ hơn, còn nếu dùng chỉ quạt thì cháu dễ ra mồ hôi, vậy thì bật điều hòa có ảnh hưởng gì đến hô hấp của cháu không bác?
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@vochikien5Chào bạn. Việc ra mồ hôi chính là để làm mát cơ thể ở trẻ do tác động của các yếu tố khách quan như thời tiết, mặc quần áo nhiều, trong phòng quá bí... Hiện tượng đổ mồ hôi ở trẻ sẽ có dấu hiệu giảm hoặc mất đi hoàn toàn khi trẻ có thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách phối hợp hệ thần kinh phó giao cảm với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể. Đa số trẻ ra mồ hôi như thế này là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo cả. Vì vậy việc bật điều hoà hoàn toàn không ảnh hưởng đến hô hấp của bé, nhiệt độ điều hoà và độ ẩm phòng nên được đặt theo khuyến cáo bạn sẽ không phải lo lắng bé mắc phải các bệnh lý đường hô hấp.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Bác sĩ ơi, cháu em được ba tuổi, Hai hôm nay cháu có ho nhẹ, người hơi nóng (37.5°C) trong miệng cháu có vết nhiệt. Bé suốt ngày kêu đau, không ăn được. Giờ em có thể làm gì để cải thiện tình trạng này cho bé ạ? Liệu bé có bị bệnh tay chân miệng không? Mong bác sĩ tư vấn
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@nhi.tranyen1974Chào bạn. Một số nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ loét miệng và sốt như do tác động cơ học (trẻ tự cắn vào, thức ăn cứng, thức ăn nhiều mảnh xơ), do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, do thiếu vitamin liên quan đến chế độ ăn không cân đối, lạm dụng kháng sinh, một số bệnh lý liên quan đến rối loạn miễn dịch hoặc những bệnh lý lây nhiễm như thuỷ đậu, herpes… Đặc biệt đối với trẻ em, nếu bé bị loét miệng và sốt thì cần lưu ý đến bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh lây lan qua đường phân - miệng thường biểu hiện bằng những vết loét trong niêm mạc miệng và có thể gây tử vong cho trẻ.
Trong trường hợp này bé đau miệng không ăn được, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp như sau:
- Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).
- Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa; chia nhỏ bữa.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là có nhiều khoáng chất và các vitamin A, C, E.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống. Không cho trẻ ngậm tay chân hay đồ chơi vật dụng không sạch.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc trẻ.
- Cần cho trẻ tiêm chủng thuỷ đậu và các loại vaccine khác
3 năm trước
Thích
Trả lời
2
Xin chào Bác sĩ, cho mình hỏi các bé nhà mình (7t và 3t) cũng thường bị ho, chảy mũi. Vậy mình có cách gì để phòng ngừa bệnh không ạ? Và cần bổ sung gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể ạ. Xin cảm ơn
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@bs.nguyenbuibinhBác chia sẻ rất nhiệt tình. Cảm ơn bác sĩ ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
@bs.nguyenbuibinhem cũng đang quan tâm về vấn đề này
3 năm trước
Thích
Trả lời
@khoi60873Chào bạn. Để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ bố mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:
1. Giữ ấm đường thở và cơ thể cho bé bằng các biện pháp như: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống thức ăn, đồ uống ấm. Như vậy, mẹ đã giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể.
2. Vệ sinh mũi họng, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, cắt móng tay, rửa tay thường xuyên.
3. Tránh tiếp xúc với khói thuốc
4. Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ: chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, bạn nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép lấy nước. Cần lựa chọn nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… Các loại rau củ này cũng nên được kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu… cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.
5. Tiêm vaccine đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, có thể tiêm thêm vaccine phòng cúm, vaccine phế cầu
6. Dùng thêm hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp cũng là một biện pháp kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu đã từ lâu.
3 năm trước
Thích
Trả lời
4
Xem thêm 8 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo