Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
DỊCH CHÂN TAY MIỆNG
Ngoài dịch nôn trớ thì bệnh chân tay miệng gần đây trẻ nhỏ mắc rất nhiều, dưới đây là 1 số lưu ý mẹ cần biết trong trường hợp con bị chân tay miệng nhé:
Biểu hiện:
- Sốt: khi bị chân tay miệng con có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
=> Với trường hợp sốt 38.5 độ trở lên, mẹ cho bé uống hạ sốt theo cân nặng, cách 4-6 tiếng/ lần nếu sốt lại.
Lưu ý; Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng cần cho bé đến các cơ sở y tế
- Tổn thương ở da: Rát đỏ, nhiều mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
=> Với các nốt trong miệng mẹ bôi kamistad, lấy lượng thuốc nhỏ ra đầu tăm bông và bôi lên các mụn nước.
Với các nốt ngoài da, bôi acyclovir hoặc su bạc
- Con có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...
=> nếu con đau, không sốt vẫn có thể dùng thuốc hạ sốt như bt đê r giảm đau cho con,
- Tiêu chảy: bổ sung men
- Bổ sung tăng đề kháng, kẽm
- Chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn dạng lỏng
Bệnh thường tiến triển nặng trong 2-3 hôm sau sẽ giảm dần
Lưu ý: không kiêng khem, vẫn tắm rửa, vệ sinh bình thường cho bé trong trường hợp bị chân tay miệng, không tắm các loại lá vì dễ gây nhiễm trùng các vết thương hở ngoài da.
St
3 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn mom chia sẻ nè, bé nhà mình cũng bị tay chân miệng, mình lau vệ sinh sát trùng nhà cửa sạch sẽ, đối với nhà có nhiều trẻ nhỏ thì tránh cho bé tiếp xúc để lây nhé
Cảm ơn bạn chia sẻ cách chăm trẻ bị tay chân miệng nha
Cảm ơn chia sẻ của bạn. Dạo này xuất hiện nhiều bệnh ở trẻ ghê luôn