🔥 Bài đăng hot nhất

Cách chăm sóc bé tại nhà để bé mau hồi phục

🚼 Chăm sóc bé bị ốm đúng cách tại nhà vừa giúp bé nhanh hồi phục, vừa giúp bố mẹ không bị áp lực tâm lý giống như chăm con ở bệnh viện. Ở một khía cạnh nào đó, ốm vặt là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Sau mỗi đợt cảm, sốt, cơ thể bé trở nên cứng cáp hơn nhờ đã được “tôi luyện” khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh.

▶️ Vì thế, nếu không phải là căn bệnh có bản chất nguy hiểm, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Dù vậy, chúng ta cũng không nên chủ quan, lơ là với các triệu chứng của trẻ. Chăm sóc bé bị ốm tại nhà đúng cách là việc quan trọng để giúp bé nhanh chóng hồi phục.

1️⃣ Để bé nghỉ ngơi luôn là điều tốt nhất
Cơ thể mệt mỏi luôn cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé không buồn ngủ, bạn không cần phải ép trẻ ngủ để lấy lại sức. Tốt hơn hết là hãy để trẻ thoải mái với các hoạt động mà bé yêu thích như xem sách, tô màu, xem phim hoạt hình… Điều quan trọng trong thời gian nghỉ ngơi của bé là hạn chế vận động.

2️⃣ Giữ nước cho cơ thể
Khi chăm sóc trẻ bị ốm, sốt, bố mẹ hãy cho bé uống nước lọc, nước trái cây hoặc sữa nhiều hơn thường ngày để bé không bị mất nước. Đồ ăn thường ngày cũng nên ưu tiên cho các món canh, súp…

3️⃣ Nhận diện chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Nếu bé chỉ nóng sốt thông thường do dị ứng thời tiết, thức ăn, siêu vi, bác sĩ sẽ cho bé điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng gây ra phản ứng sốt khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Vì thế, nếu trẻ bị sốt kèm theo dấu hiệu lờ đờ, mệt mỏi quá mức, bố mẹ hãy lập tức đưa con đi bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4️⃣ Hạ sốt đúng cách
Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, đừng vì sợ bé lạnh mà bố mẹ cho con mặc quá nhiều quần áo hoặc đóng kín cửa. Thay vào đó, bạn hãy cho con mặc quần áo thoải mái, nhẹ nhàng và ở trong một căn phòng thoáng đãng, mát mẻ. Điều này sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhất định phải làm đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc hạ sốt vì mong muốn con nhanh chóng khỏi bệnh. Việc này sẽ dễ khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol – thành phần chủ yếu trong các loại thuốc hạ sốt. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn lúc bé chưa hạ sốt. Bạn cũng cần phải nhớ không dùng thuốc hạ sốt ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nếu được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị tại nhà, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và thành phần trên nhãn thuốc để chắc chắn nó không chứa aspirin hoặc những thành phần khác dành cho người lớn. Hơn nữa, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ trẻ bị kích ứng với một trong các thành phần của thuốc (nếu có).

5️⃣ Làm thông mũi cho bé
Bé bị cảm thường gặp phải tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi. Bố, mẹ có thể giúp bé cải thiện tình hình bằng cách loại bỏ chất nhầy trong mũi bằng ống hút cao su. Để làm được điều này, bạn hãy nhỏ vài giọt nước ấm hoặc nước muối sinh lý vào hai bên mũi của bé để làm mềm chất nhầy rồi hút nó ra sau vài phút.
Khi đi ngủ, bố mẹ hãy khuyến khích con nằm gối đầu cao hơn bình thường để dễ thở hơn. Một chiếc máy làm ẩm không khí cũng sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Nếu bé hợp tác, bạn cũng có thể bôi một ít dầu gió (loại dành riêng cho bé) lên vùng da bên dưới 2 lỗ mũi của bé.

6️⃣ Làm dịu cổ họng của bé
Khi bé đang bị ho và đau họng, bạn nên hạn chế hoặc cho bé kiêng hoàn toàn các loại thức uống, đồ ăn lạnh. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích bé dùng nước, đồ ăn ấm để làm dịu cơn đau họng.
Nếu bé từ 7 tuổi trở lên, bạn có thể khuyến khích bé súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen cũng sẽ giúp bé giảm đau. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn y tế.

7️⃣ Giảm ho
Nếu cơn ho khiến bé mệt mỏi, thức giấc giữa đêm thì người lớn cần đặc biệt chú ý, điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ dưới 1 tuổi bị ho nhiều, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để có được hướng dẫn điều trị phù hợp. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mật ong có thể giúp bé chống lại cơn ho vào ban đêm. Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể uống thuốc ho hoặc dùng viên ngậm trị ho.

8️⃣ Ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ hấp thụ
Các loại đồ ăn mềm như yến mạch, khoai tây nghiền, sữa chua, súp… sẽ giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ dưỡng chất để nhanh chóng khỏe hơn. Thêm một điều lưu ý là bố, mẹ hãy để con ăn theo nhu cầu của mình, đừng ép con ăn khi bé đang mệt mỏi hoặc không cảm thấy đói bụng.

9️⃣ Kiểm soát tình trạng tiêu chảy
Bé bị cúm có thể kèm theo dấu hiệu tiêu chảy hoặc nôn ói. Điều này khiến cơ thể bé nhanh chóng bị mất nước nên con càng thêm mệt mỏi. Bố, mẹ hãy tích cực bổ sung nước và dung dịch điện giải cho con để ngăn ngừa tình trạng rối loạn điện giải.
Trong thời gian chăm sóc bé bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con sử dụng các loại nước uống có ga hoặc nước ngọt vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn. Dù bé bị nôn ói nhưng bố mẹ hãy khuyến khích bé dùng thức ăn dạng lỏng với khẩu phần chia nhỏ để cơ thể được cung cấp năng lượng chống chọi với bệnh.
Cách chăm sóc bé tại nhà để bé mau hồi phụcCách chăm sóc bé tại nhà để bé mau hồi phục
19
15k
2 Bình luận

2 bình luận

Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo