Chào bác sĩ ạ
Bé nhà e được 3 tháng 6kg , 2 tuần trước bé nhà e có nhập viện để điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột và đã xuất viện, mà 2 ngày nay bé đi phân như này thì bé có đang bị tái lại bệnh không ạ, mong bác sĩ trả lời giúp em😥.
Tạo bài đăng của bạn
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thành phố đã ghi nhận ba trường hợp tử vong do bệnh sởi. Cả ba trẻ đều mắc các bệnh lý mạn tính nặng, khiến tình trạng trở nên trầm trọng khi mắc sởi, dù đã được điều trị tích cực. Các trường hợp tử vong bao gồm một bé gái 3 tuổi chưa tiêm vaccine sởi, một bé gái 4 tháng tuổi chưa đủ tuổi tiêm chủng, và một bé trai 7 tuổi đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.
Tính đến ngày 28/7, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 1.147 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 481 ca dương tính. Số ca sốt phát ban nghi sởi đã tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến ngày 4/8, đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, với 262 ca dương tính, trong đó hơn 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh khác.
Hiện thành phố đã xác định 48 phường, xã thuộc 14 quận, huyện có ca bệnh sởi, với 116 ca xác định, trong đó 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi và 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm
... Xem thêmViêm da cơ địa khiến trẻ khó chịu, thường tái phát và trở nặng khi thời tiết chuyển mùa do sự phát triển của các chất gây dị ứng ở da.
Viêm da cơ địa (eczema) là bệnh viêm da tái phát mạn tính, nguyên nhân thường do di truyền, môi trường và rối loạn đáp ứng miễn dịch. Một số trẻ bị viêm da cơ địa do mắc bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mày đay, dị ứng theo mùa... Đây đều là những bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết.
Ngày 30/7, BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu hanh khô, mưa nắng thất thường khiến nhiệt độ nóng - lạnh đột ngột, ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên gây dị ứng ở da, khiến trẻ dễ viêm da cơ địa. Trời mưa gió, ẩm mốc khiến thực phẩm dễ hư hỏng, nhiễm khuẩn, nguồn nước ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém... cũng là những yếu tố làm khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa thường khởi phát ở trẻ trong năm đầu đời và dần ổn định sau khi trẻ
... Xem thêmNgủ ngáy là hiện tượng xuất hiện khi các cấu trúc của hệ hô hấp bắt đầu rung do có sự xuất hiện của vật cản ở đường thở. Chính sự rung động đã làm xuất hiện âm thanh ở đường thở của cơ thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà âm thanh ấy có thể mềm hoặc to nhưng rất dễ nghe thấy.
3.1. Trẻ ngủ ngáy, khi nào là bình thường?
Chứng ngủ ngáy ở trẻ em nếu chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện kèm theo tiếng thở khò khè, nghẹt mũi hoặc trẻ thở bằng miệng thì có thể xem là hiện tượng bình thường, cha mẹ không cần lo ngại. Hiện tượng này sẽ mất đi vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ hoặc khi tình trạng nhiễm trùng hô hấp của trẻ được cải thiện.
3.2. Trẻ ngủ ngáy, khi nào là bất thường?
Trẻ ngủ ngáy với âm thanh quá lớn, kéo dài trên 3 ngày/tuần hoặc có hiện tượng tạm ngưng thở trong khi ngủ thì cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua bởi nó là trạng thái hô hấp bất bình thường. Đặc biệt, nếu trẻ phải thở gấp hay gắng sức để thở thì trẻ có thể bị
... Xem thêmChào mọi người ạ!Con nhà e sinh non lúc 33 tuần, ra viện bác sĩ kê thêm sắt. E cho bé uống 2 ngày có biểu hiện đi phân vàng như ở ảnh, quấy khóc, nôn trớ nên e dừng k cho bé uống nữa. Và sau 2 ngày dừng uống sắt thì bé nhà e ăn, ngủ được nhưng phân lại đi màu xanh như ảnh dưới kia thì e phải làm sao ạ?
Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần 400 trẻ bệnh ho gà trong tháng 7, gấp 10 lần tổng cộng 4 tháng đầu năm, các chuyên gia cho rằng mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng do miễn dịch giảm.
Phần lớn là bệnh nhi dưới một tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh ho gà. Hiện, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần 40 trẻ ho gà, trong đó một bệnh nhi nặng phải thở máy. Đây là bệnh viện nhi tuyến cuối, tiếp nhận trẻ ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Trường hợp mới nhất là bé gái 24 ngày tuổi, ở Lạng Sơn, ho nhiều cơn, tím mặt, trớ nhiều đờm trắng quánh dính. Trước khi nhập viện 20 ngày, mẹ của bé bị ho nhưng không đi khám và vẫn chăm sóc trẻ. Khoảng một tuần trước khi nhập viện, bé ho húng hắng, không sốt, sau đó ho nhiều cơn rũ rượi, trong cơn ho có tím mặt và trớ ra nhiều đờm trắng. Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương lấy mẫu dịch đường hô hấp xét nghiệm, kết quả bé mắc bệnh ho gà. Ngày 29/7, sau 5 ngày điều trị, tình trạng trẻ đã cả
... Xem thêmThiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì? Mẹ quan tâm hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là tình trạng thiếu máu trong đó lượng hồng cầu vừa thấp hơn, các tế bào hồng cầu cũng có kích thước nhỏ hơn và nhạt màu hơn bình thường (hay còn gọi là nhược sắc).
Khi thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc xảy ra sẽ được đặc trưng bởi chỉ số thể tích trung bình hồng cầu MCV thấp hơn 83 μm3.
Tình trạng này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu, dẫn tới thiếu oxy ở các mô trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phổ biến như là:
- Do bị thiếu chất sắt,
- Do bệnh Thalassemia,
- Do thiếu máu nguyên hồng cầu,
- Do mắc các bệnh mãn tính,
- Do nhiễm độc chì...
Các triệu chứng và dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
Các triệu chứng b
... Xem thêmBây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.