🔥 Bài đăng hot nhất

Bé lười bú bình phải làm sao?

Trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ biếng bú bình để có cách khắc phục hiệu quả. Trẻ biếng bú bình có thể do một số nguyên nhân sau đây:

– Trẻ chưa đói: Tất nhiên, khi trẻ đang no thì sẽ từ chối tất cả nguồn thức ăn đưa vào, kể cả bú mẹ hay bú bình.

– Trẻ đang quen với ti mẹ, khi đột ngột chuyển sang bú bình sẽ lạ lẫm: Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ, trẻ tiết ra hormone oxytocin (hormone hạnh phúc). Do đó, trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu mà bú bình không thể thay thế. Đặc biệt là núm ti bình cứng hơn ti mẹ rất nhiều, vì vậy trẻ không dễ bị đánh lừa và không chịu tiếp nhận bú bình.

– Nhiệt độ của bình sữa khác nhiệt độ sữa mẹ: Trẻ sơ sinh thích bú trực tiếp sữa mẹ vì sữa ấm như cơ thể mẹ. Do vậy, khi chuyển qua sữa bình bé có biểu hiện từ chối ăn.

– Bình sữa không phù hợp: do núm vú quá to hoặc bị tắc, trẻ có thể khó tiếp nhận sữa.

– Trẻ không tập trung bú bình: Không gian xung quanh thu hút trẻ, với tính tò mò trẻ sẽ dễ bị phân tâm trong quá trình bú.

– Trẻ bị bệnh: Trẻ mọc răng hay mắc các bệnh về tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không chịu bú bình.

Bé lười bú bình phải làm sao?

Khi con ti sữa bằng bình, chúng ta sẽ biết được lượng sữa mà con đã uống, như vậy đã đủ chưa? Tuy nhiên khi bé lười bú bình, mẹ hãy thử các cách sau đây:

Chọn bình sữa có núm ti mềm mại

Bình sữa có núm ti mềm mại như ti mẹ sẽ giúp bé “mê tít” ngay trong lần đầu bú bình. Mẹ có thể chọn bình sữa có thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm của con, chống trơn trượt tốt.

Nhiều mẹ sẽ không hoàn toàn yên tâm cho con dùng bình ti bằng nhựa vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe con. Tuy nhiên bình sữa bằng thủy tinh lại khá nặng, vô tình rơi xuống người bé sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ nên cân nhắc địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng bình sữa nhựa được an toàn nhất.


Chọn thời gian cho bé tập ti bình

Mẹ không nên cho bé ti bình quá sớm (dưới 8 tuần tuổi) như vậy sẽ ảnh hưởng đến khung hàm của bé. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên cho bé bú bình quá muộn. Bé càng lớn sẽ càng biết nhiều (hờn dỗi khi không cho ti sữa mẹ, nhất quyết không ti bình,…), hoặc không nên chọn thời điểm bé mọc răng để tập cho bé uống sữa bằng bình.

Bé được 3 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để cho bé tập ti bình. Chúng ta nên chọn bình sữa có đầu ti dẹt, kích thước nhỏ, thể tích bình dao động từ 50ml-120ml.

Kiên nhẫn

Có thể nói điều khó khăn nhất khi cho bé làm quen với bình sữa đó là do bé quen ti vú mẹ và quen với hơi mẹ không thể thay đổi được. Tuy nhiên mẹ nên kiên nhẫn khi bé không chịu ti bình thì để đến lúc bé đói sẽ tự khắc phải ti, không nên quá nóng vội mà làm vỡ kế hoạch mẹ nhé!

Rời xa bé khi cho bé tập bú bình

Mẹ rất nóng lòng không biết trẻ biếng bú bình phải làm sao? Tuy nhiên, rời xa bé khi cho bé tập bú bình lại là một việc nên làm để cải thiện tình trạng này. Khi cho bé tập bú bình, mẹ có thể tránh đi nơi khác. Điều này hạn chế tiếp xúc giữa da mẹ và bé, giúp bé tự lập hơn. Bên cạnh đó, khi không có mẹ, bé sẽ nhận thức được không có nguồn thức ăn của mình ở đây và tiếp nhận sữa bú bình.

Ban đầu, có thể cho bố hoặc bà cho bé ti bình. Nhưng dần dần nên tập cho bé cách tự cầm bình, thúc đẩy thói quen tự lập từ bé. Đồng thời giúp bé tự điều chỉnh tư thế của mình để tránh bị sặc, gặp vấn đề khi tự bú bình.

Cho trẻ bú bình khi bé đói

Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình luôn, lúc này sẽ dễ bú và bé bú được nhiều hơn

Trẻ biếng bú bình phải làm sao – mẹ có thể cho bé bú bình lúc đói. Khi đói, khả năng bé tiếp nhận nguồn sữa từ bình cũng tăng lên. Vậy làm sao để biết trẻ đang đói? Mẹ hãy căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:

– Trẻ quấy khóc, dỗ nhưng không ngừng, chỉ dừng lại khi được cho ăn.

– Trẻ sơ sinh thường liếm môi, mút chân tay, chân tay khuấy động, đầu di chuyển quay qua lại.

– Trẻ trên 6 tháng tuổi khi đói thường có các tín hiệu từ tay hoặc miệng để báo hiệu trẻ đang đói như: miệng phập phồng, tay đưa ra lấy đồ ăn…

Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình lần đầu. Nếu bé không chịu tiếp nhận, mẹ nên chờ 5 phút sau và mời bé bú bình lần 2. Lần này bé không chịu bú thì đợi khoảng 10 phút để cho bé bú lần 3. Nếu bé vẫn không bú bình, mẹ nên đợi khoảng 2 – 3 tiếng nữa rồi cho bé bú bình lại. Bé vẫn không chịu thì mẹ hãy lặp lại các bước ở trên.

Cho bé bú bằng ống tiêm

Khi mẹ đã thực hiện thử đủ các biện pháp trên nhưng vẫn xảy ra tình trạng trẻ quấy khóc không chịu bú bình, lúc này mẹ nên thay thế cách cho trẻ ăn. Những biện pháp khác được sử dụng như cho trẻ dùng thìa hoặc cho bé bú bằng ống tiêm. Điều này giúp bé biếng bú bình không bị bỏ đói và tập cai bú mẹ.

Các bước thực hiện cho bé bú bằng ống tiêm như sau:

– Đặt em bé ngang ngực sao cho đầu cao hơn thân. Lấy sẵn ống tiêm chứa sữa, không có kim tiêm.

– Trước tiên, để trẻ học phản xạ mút, mẹ nên cho ngón tay vào miệng bé. Sau đó, đưa đầu ống tiêm vào miệng. Chú ý nên để đầu ống tiêm nghiêng về phía lợi và vách bên trong má để tránh bé bị sặc.

– Đẩy ống tiêm nhẹ sao cho sữa vào miệng bé nhỏ hơn 0,2ml mỗi lần. Khi bé đã nuốt, mẹ từ từ lặp lại bơm sữa đến khi bé no.

Với những chia sẻ về vấn đề Bé lười bú bình phải làm sao? trên đây hi vọng sẽ hữu ích với các mẹ


(T/H)

8
45
7 Bình luận

7 bình luận

Thỏa thích tạo câu hỏi để bác sĩ trả lời miễn phí cho riêng bạn. Tham gia Cộng đồng Hello Bacsi ngay!

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ của mẹ chi tiết, hay lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời

bé nhà mình bỏ bình khi 9 tháng

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé mình k chịu bú bình, tập mãi k được

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé mình không chịu bú bình chỉ thích ti mẹ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Nhiều nguyên nhân quá, cảm ơn bạn chia sẻ cách khắc phục

1 năm trước
Thích
Trả lời

bạn nhiều kinh nghiệm ghê

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo