🔥 Bài đăng hot nhất

Bé con gần 3 tuổi

Con bé càng ngày càng ko chịu nghe lời và quăng ném mọi thứ khi ko đc vừa ý... Ko chịu ăn và uống sữa... Khi bệnh ko chịu uống thuốc... La hét và chống đối khi bị ép làm theo ý mẹ... Dấu hiệu này có phải bị thần kinh ko
16
15k
3 Bình luận

3 bình luận

Tuỳ mỗi hoàn cảnh gia đình, môi trường lớn lên mà trẻ con có những cá tính khác nhau. Trẻ nhỏ cũng là 1 cá thể riêng biệt và có chính kiến của mình, bạn nên tìm hiểu xem tại sao con lại có những hành động trái ngược như vậy. Mình có thử áp dụng cách này khi con bướng trong tình huống phổ biến nhất, thấy 2 mẹ con cũng dễ nói chuyện hơn:
Bước 1: bạn hãy cúi đầu xuống hoặc ngồi xuống vừa tầm với chiều cao của trẻ và nhìn thẳng vào mắt của trẻ. Hãy cố gắng thật bình tĩnh và thể hiện rằng bạn đang cực kỳ nghiêm túc.
Bước 2 : Trình bày những lời nói hoặc hành vi sai trái của trẻ. Hãy nói rõ, điều gì là đúng, điều gì là không đúng hoặc không nên làm. Cảnh báo trẻ, nếu còn lặp lại sẽ có hậu quả tiêu cực như thế nào.
Bước 3 : Nếu trẻ vẫn cứ tỏ ra ngang bướng hoặc tức giận, bạn hãy dắt trẻ đến một phòng nào đó. Đối với trẻ mẫu giáo, một góc phòng (góc tường) là lý tưởng nhưng với trẻ trong độ tuổi tiểu học trở lên thì bạn nên sử dụng một căn phòng. Không nên chọn phòng ngủ của trẻ hoặc một phòng nào đó đáng sợ chỉ dùng để kỷ luật. Nên chọn một phòng mà trẻ không thích, điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn. Có thể là phòng khách hoặc văn phòng làm việc của bạn.
Bước 4: Để trẻ ngồi trên một chiếc ghế và bắt đầu trò chuyện lại. Bạn hãy giải thích lại hành vi sai của trẻ và nói rằng bạn cần phải kỷ luật trẻ như thế nào.
Bước 5: Tiếp đến, bạn để ngồi một mình trong phòng, tự ngẫm lại bản thân. Lúc này trẻ sẽ tập trung vào hành động mà mình đã làm trong quá khứ, suy nghĩ, tự giải tỏa tâm lý và cố gắng thoát khỏi không gian này, thoát khỏi khoảng thời gian chờ đợi khó chịu,… Nếu trẻ bước ra ngoài, bạn hãy kéo trẻ trở lại phòng, không cần nói gì cả, vẫn giữ thái độ nghiêm nghị. Cho đến khi thời gian hết, trẻ mới được phép trở ra ngoài.
Bước 6: Yêu cầu một lời xin lỗi Cuối cùng, khi trẻ đã bắt đầu tỏ ra chán nản, mệt mỏi, bạn hãy nhẹ nhàng đến nói chuyện. Hỏi trẻ đã nghĩ gì về hành động sai trong quá khứ của mình. Yêu cầu trẻ nói một lời xin lỗi chân thành, cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, bố mẹ không nên tỏ ra tự mãn hoặc một thứ gì đó thái quá. Hãy thể hiện rằng, bạn đang tiếp nhận sự hối lỗi của trẻ một cách chân thành và đầy mong đợi.
Bước 7: Cuối cùng, hãy trao cho trẻ một cái ôm đầy tình cảm, sau khoảng thời gian này hãy để trẻ được nghỉ ngơi, về phòng của mình hoặc đi chơi. Nếu có thể, hãy khen ngợi vì con đã dũng cảm nhận lỗi lầm của mình và mong chờ sự tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi sau này của trẻ.

Nếu tình huống ko cải thiện và để yên tâm hơn, bạn hãy cho bé đi khám bác sĩ nhé
Hy vọng bạn tìm được phương pháp hiệu quả phù hợp cho con.
2 năm trước
Thích
Trả lời
@vankhanhduong08Dza e xin cảm ơn đã góp ý này ạ
2 năm trước
Thích
Trả lời
Đồng cảm với mẹ. Con mình đang mọc thêm răng hàm (bé 30 tháng) đau nên hay cáu gắt ít gần gũi mẹ hơn trc. Mình buồn lắm. Ko biết là mấy ngày thi răng sẽ mọc xong và hết đau thì bé có ngoan hơn không.
2 năm trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo