Chào các mẹ! Bé nhà mình lúc 1tháng thì xì xoẹt nhiều bắt đầu đến tháng thứ 2 thì 2 đến 3 ngày bé mới ị 1lần, mình tìm hiểu thì nó là hiện tượng gi
... Xem thêmBé biếng bú tâm lý phải làm sao?
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một hiện tượng phổ biến khiến ba mẹ đau đầu. Vậy bé biếng bú tâm lý phải làm sao? Hãy tìm hiểu nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục chứng biếng bú tâm lý của trẻ trong bài viết sau đây nhé.
1.Biếng bú tâm lý là gì?
Biếng bú tâm lý là triệu chứng rối loạn ăn uống do tâm lý lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng trước và trong khi ăn uống. Thông thường, biếng ăn tâm lý chỉ được phát hiện khi đã loại trừ hết nguyên nhân gây biếng ăn khác như biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý.
2.Nguyên nhân trẻ bị biếng bú tâm lý
Trẻ bị biếng bú tâm lý do cảm thấy việc ăn uống vô cùng căng thẳng và sợ hãi. Nguyên nhân thường đến từ các yếu tố khách quan. Do đó, những yếu tố sau đây có thể dẫn đến biếng bú tâm lý ở trẻ:
- Mỗi bữa ăn bắt trẻ phải bú quá nhiều nên không thể tiêu hóa hết.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy no.
- Cha mẹ ép ăn, dọa nạt, la mắng, đột ngột giật đầu ti khiến trẻ sợ hãi.
- Mùi vị sữa mẹ thay đổi do mẹ thay đổi thói quen ăn uống.
- Tư thế con con bú không đúng hoặc sữa mẹ bị ngắt quãng khiến trẻ khó chịu khi ăn.
3.Biểu hiện của trẻ bị biếng bú tâm lý
Các loại biếng ăn ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể phát hiện được biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi nếu như chịu khó quan sát các biển hiện của trẻ. Một số biểu hiện thường gặp nhất bao gồm:
- Trẻ có biểu hiện đói như mút tay, tìm ti nhưng bú rất ít hoặc không chịu bú.
- Trẻ có biểu hiện sợ hãi, khóc lóc khi nhìn thấy ti.
- Trẻ ngậm sữa không nuốt và khóc khi mẹ ép ăn hoặc trẻ biếng ăn hay nôn trớ.
- Trẻ tránh ti bằng cách ngậm miệng hoặc dùng tay che miệng lại.
- Không hợp tác khi mẹ cho ăn.
Trẻ vẫn vui chơi bình thường ngoại trừ những lúc ăn và thường không kèm theo tình trạng chán ăn mất ngủ. Bên cạnh đó, trẻ cũng không có các biểu hiện bệnh như nóng sốt, cảm cúm, tiêu chảy,... Ngoài các món ăn chính, trẻ vẫn thích ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt như sữa chua, xúc xích, snack,...
4.Các biện pháp cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh
Thực hiện biện pháp da kề da
Việc thường xuyên tiếp xúc da với trẻ giúp trẻ cảm nhận được sự ấm áp, sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, giảm căng thẳng và dần hình thành tình cảm với cha mẹ, người chăm sóc.
Ngoài ra, phương pháp này còn có thể giúp sữa được tiết ra đều đặn hơn, không ngắt quãng làm cho việc bú hiệu quả hơn, giảm tình trạng sặc sữa.
Cho trẻ bú đúng cách
Cho bú đúng cách giúp cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Con dễ dàng tiếp cận núm vú và tập trung bú hơn. Mẹ bớt cảm thấy đau khi trẻ mút, ngậm, day, từ đó tâm trạng thoải mái. Tâm trạng thoải mái của mẹ khi cho con bú chính là chìa khóa giúp bé không sợ bú, cải thiện biếng ăn tâm lý. Để làm được điều này, cần cho trẻ bú mẹ đúng cách.
Tư thế tốt nhất là để trẻ nằm nghiêng gần mẹ, với đầu và cổ được nâng đỡ nhẹ nhàng. Khi bú, miệng trẻ cần được mở to với núm vú nằm trọn trong khoang miệng và cằm chạm vào ngực mẹ.
Kiểm tra chế độ ăn của mẹ
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ ăn nhiều món ăn nặng mùi, nhiều gia vị có thể làm thay đổi mùi, vị sữa mẹ, từ đó khiến trẻ không quen và từ chối bú.
Do đó, với trẻ sơ sinh biếng bú mẹ, nên kiểm tra lại thực đơn hằng ngày của mẹ. Cần đảm bảo mẹ ăn phong phú để có đủ chất, đồng thời nên hạn chế những món ăn có mùi khó chịu như tỏi, ớt, đồ ăn nhiều dầu
Cho trẻ ăn theo nhu cầu
Cho trẻ ăn theo nhu cầu là một phương pháp giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống. Trẻ sơ sinh sẽ đòi ăn khi đói và chủ động nhả ty mẹ khi đã no. Do đó, không cần ép trẻ ăn quá sức khiến con chảm thấy sợ hãi dẫn đến biếng ăn tâm lý.
Ngoài ra, mẹ cũng cần tạo một thời gian biểu cho bú phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Tập ăn dặm đúng cách
Săm dặm quá sớm, quá muộn hoặc kỳ vọng quá nhiều vào quá trình ăn dặm ở trẻ là sai lầm phổ biến dẫn đến biếng ăn. Nên nhớ, quá trình ăn dặm của mỗi trẻ là khác nhau. Tập ăn dặm cũng chỉ là bước chuẩn bị để con ăn thô tốt hơn, không cần thiết đặt mục tiêu con phải ăn được nhiều, ăn gọn gàng, sạch sẽ...
Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy tham khảo chế độ ăn sau đây để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, dinh dưỡng chính là sữa mẹ
- Trẻ 6-10 tháng tuổi: Dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ, bước đầu cho con làm quen với thực phẩm, bột và bánh ăn dặm để con học dần các kỹ năng nhai, nuốt thức ăn
- Tẻ 10-12 tháng tuổi: Một phần dinh dưỡng đến từ bữa ăn dặm, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đạm và sắt
Thay đổi loại sữa nếu cần thiết
Khi trẻ biếng bú bình kèm tiêu chảy, táo bón là lúc mẹ cần đổi loại sữa cho con. Mẹ có thể trao đổi trực tiếp với chuyên gia để có thể tìm được loại sữa công thức phù hợp, bổ sung dinh dưỡng và làm nền tảng thúc đẩy tiêu hóa.
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất nên để bé bú mẹ hoàn toàn.
Qua bài viết "Bé biếng bú tâm lý phải làm sao?" trên mong rằng đã giúp mẹ đã có những hiểu biết cơ bản và những phương pháp hợp lý giúp chứng biếng bú tâm lý ở trẻ sơ sinh.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
9 bình luận
Mới nhất
Đừng ép trẻ nhé
đừng bắt ép bé nhiều quá, để bé thoải mái bú, nhiều khi thgian bú cách nhau gần quá nữa
không cần ép trẻ ăn quá sức khiến con chảm thấy sợ hãi dẫn đến biếng ăn tâm lý.
do khoảng cách cũng như cách mẹ ép bé bú
Bé biếng bú cũng có thể do đau răng, đầy hơi, hoặc tâm lý căng thẳng. Nên kiểm tra kỹ trước khi xử lý
Mẹ đừng ép bé bú làm bé sợ gây nên tâm lý sợ bú
chắc thời gian bé bú gần nhau quá đó ạ
thường biếng bú tâm lí là do mom cho bé bú sai cách nên gây ra tâm lí sợ hãi mỗi lần bú nên vậy đó ạ
có loại biếng bú do tâm lí nữa sao 😅 mấy đứa không răng này lắm trò nhiều chiêu ghê