Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Bảng phân tích: Trẻ khóc nhiều và không hay khóc lớn lên khác biệt ra sao?
1. Khả năng cảm nhận cảm xúc khác nhau
Có một hiệu ứng trong tâm lý học được gọi là "hiệu ứng con lắc". Nghĩa là cảm xúc tích cực và tiêu cực của con người đối xứng giống như một con lắc. Nói một cách đơn giản, bạn có thể nhận được nhiều hạnh phúc nhưng cũng cảm nhận được nỗi buồn.
Quan sát những người xung quanh chúng ta, không khó để nhận thấy rằng những người sống hướng ngoại và không giấu được những điều trong lòng. Họ có thể vui vẻ bộc lộ cảm xúc của mình và cũng có thể bắt gặp những giọt nước mắt đến rồi đi thật nhanh.
Do đó, những đứa trẻ khóc nhiều từ nhỏ có thể tự do bày tỏ cảm xúc, nhu cầu và sống một cuộc sống tự do và thoải mái. Còn những đứa trẻ không dám khóc từ nhỏ thì rụt rè, sống nội tâm, luôn che giấu cảm xúc thật của mình. Tất nhiên trẻ khó có được những giây phút vui vẻ thực sự trong đời.
2. Khả năng đồng cảm khác nhau
Một người đàn ông nọ có tính cách rất tốt, bất kể khi nào và ở đâu, anh ấy có thể thăm dò tâm tư người khác, nắm bắt được nhu cầu của họ, gửi lời an ủi, động viên.
Khi thấy mọi người khát nước, anh ấy sẽ đưa chai nước. Khi họ khó chịu, anh sẽ chủ động chuyển chủ đề. Khi họ bối rối, anh sẽ giải quyết vấn đề.
Mãi đến sau này, anh mới chia sẻ về quá trình trưởng thành của mình. Anh ấy tự nhận mình là đứa trẻ hay khóc nhè, nhưng may mắn được bố mẹ yêu thương, cưng chiều, cho phép anh được khóc theo cảm xúc.
Do đó, những đứa trẻ hay khóc khi còn nhỏ có cảm xúc tinh tế hơn, xúc giác nhạy cảm hơn và có sự đồng cảm, lòng trắc ẩn. Còn những đứa trẻ kìm nước mắt thường thờ ơ với tình cảm của người khác. Lớn lên trẻ rất ít có bạn thân, trong lòng luôn có cảm giác cô đơn, trống trải.
3. Các cơ chế bảo vệ tâm lý khác nhau
Nhà tâm lý học William Fry đã từng làm một thí nghiệm rất thú vị.
Ông chia tất cả các tình nguyện viên thành 2 nhóm: 1 nhóm được sắp xếp để xem một bộ phim rất cảm động. Trong khi nhóm kia sẽ ngồi trong phòng, rồi cắt hành để khiến mắt bị cay. Sau đó, các nhân viên sẽ thu thập nước mắt của họ và tiến hành các nghiên cứu so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nước mắt cảm xúc có chứa catecholamine nhưng nước mắt phản xạ thì không. Catecholamine là chất được não tiết ra khi bị căng thẳng.
Thí nghiệm này cũng chỉ ra rằng khi một người bị căng thẳng và không thể giải toả, chất catecholamine trong cơ thể sẽ tiếp tục tích tụ, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh.
Vì vậy, những đứa trẻ hay khóc khi lớn lên có tính cách vui vẻ và có cơ chế điều chỉnh tâm lý tốt khi gặp khó khăn. Những đứa trẻ ấy sẽ có một cuộc sống an nhiên, vui vẻ, hạnh phúc.
Còn những đứa trẻ kìm nén cảm xúc, không dám bật khóc với mọi người, luôn trốn trong một bức tường kiên cố thường rơi vào tuyệt vọng, một mình phải đối diện với cảm xúc tiêu cực. Như vậy, trẻ thường dễ suy sụp, tổn thương khi gặp những biến cố.
Khi một đứa trẻ khóc, thà bỏ qua còn hơn ngăn cản
Khi trẻ khóc, nghĩa là trẻ đang có khúc mắc trong lòng. Điều cha mẹ cần làm là giúp trẻ giải quyết chứ không phải cấm cản trẻ khóc.
Ngôi sao Hollywood Justin Baldoni từng chia sẻ một câu chuyện ngắn về anh và con gái.
Một lần đi trung tâm thương mại mua sắm, con gái anh không biết vì sao không vui liền nằm xuống đất bật khóc. Cảnh tượng như vậy chắc hẳn các bậc cha mẹ đã quá quen thuộc. Nếu nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, trẻ sẽ khóc để bày tỏ sự không hài lòng. Lúc này, cha mẹ có thể thỏa hiệp hoặc phê bình nghiêm khắc.
Justin cho phép con được khóc thỏa thích rồi mới trao đổi vấn đề với con. Anh cho rằng, việc đứa trẻ khóc chính là học cách đối mặt với cảm xúc của chính mình.
Justin chia sẻ: "Người lớn có thể bình tĩnh đối mặt với cảm xúc của mình, cho mình sự kiên nhẫn để tiêu hóa mọi thứ tiêu cực. Chúng ta có thể học được cách thư giãn hơn, có thể khóc và cười, có thể vui vẻ chấp nhận mọi thứ không theo ý mình. Những gì thế giới cần là hiểu hơn một chút, bớt đối đầu hơn một chút".
Tiếng khóc của đứa trẻ thường là khảo nghiệm đối với điểm mấu chốt của cha mẹ. Nếu thấy cha mẹ không nhân nhượng mà vẫn yêu thương, trẻ sẽ lập tức nín khóc. Sau khi cảm xúc ổn định, cha mẹ nên cùng trẻ đối mặt với vấn đề và giúp trẻ gỡ bỏ nút thắt trong lòng. Khi đứa trẻ cảm thấy được cha mẹ tôn trọng, lắng nghe ý kiến, trẻ mới sẵn sàng chia sẻ những điều khó nói.
Trong quá trình khóc, trẻ cũng sẽ phân biệt được đúng sai để trưởng thành. Tiếng khóc là cơ chế tự bảo vệ trẻ trong tiềm thức và là cảm xúc chân thực nhất của trẻ. Bất cứ cảm xúc nào của trẻ cũng cần được tôn trọng và cho phép.
Trong cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ gặp nhiều người ở bên khi ta hạnh phúc, tươi cười. Nhưng chưa chắc đã gặp được một vài người thật lòng chấp nhận ta khi khóc.
---------------------------
Bé sơ sinh hay khóc về đêm có sao không? => Hỏi bác sĩ ngay TẠI ĐÂY
2 bình luận
Mới nhất
Chà, ông nhõi con nhà mình hay làm nũng khóc nhè lắm.
Chia sẻ thú vị ạ