Lời khuyên hàng đầu cho một chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị là làm sao để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng với ít tác dụng phụ. Liệu pháp xạ trị có thể thay đổi cách chấp nhận một số loại thực phẩm và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân xạ trị sẽ có phản ứng khác nhau với việc điều trị.
Sau đây Hello Bacsi sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên trong chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị để bệnh nhân không cảm thấy quá mệt mỏi!
1. Lắng nghe cơ thể của bạn
Hầu hết các bệnh nhân không gặp tác dụng phụ hoặc ít tác dụng phụ nghiêm trọng, trong khi một số người lại mắc phải rất nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong cùng một ngày điều trị hoặc thậm chí lên đến 6 tháng sau khi điều trị.
Xạ trị tiêu diệt cả tế bào xấu và tốt. Khi các tế bào tốt bị phá hủy, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau từ tế bào tổn thương. Các vị trí của cơ thể là mục tiêu của xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau bao gồm:
- Buồn nôn/nôn mửa
- Thiếu cảm giác ăn thèm ăn hoặc ngon miệng
- Đầy hơi và phình bụng
- Lở miệng
- Khó nuốt.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị có thể bao gồm việc chuyển đổi sang một chế độ ăn nhạt hoặc thêm nhiều thức ăn đầy hương vị cho bữa ăn của bạn. Lắng nghe cơ thể của bạn và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn theo những gì cơ thể muốn.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bắt đầu trải nghiệm bất kỳ tác dụng phụ nào từ liệu pháp xạ trị.
2. Chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị: Ưu tiên thực phẩm lành mạnh
Xạ trị nên ăn uống gì? Hãy tích trữ nhiều thực phẩm hữu cơ, lành mạnh trước khi bắt đầu điều trị. Chọn những thực phẩm tươi và đầy màu sắc. Đây là danh sách các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm:
Các loại rau và trái cây
Người xạ trị nên ăn gì? Ăn đa dạng các loại rau và trái cây như rau xanh sẫm màu, rau củ có màu đỏ và cam, các loại đậu, đậu Hà Lan trong chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị. Trái cây và rau quả là thành phần chính trong mỗi bữa ăn. Nếu gặp khó khăn trong việc ăn trái cây và rau tươi, hãy thử ăn các loại rau mềm hấp hoặc nấu chín và trái cây đóng hộp.
Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo (1%)
Sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai và sữa chua, cung cấp canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn tránh sữa hoặc có vấn đề khi tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, hãy thay thế bằng sữa đậu nành, hạnh nhân và nước cốt dừa không đường.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, bánh mì, bánh cuộn từ ngũ cốc nguyên hạt 100% và yến mạch. Bệnh nhân có thể thêm chúng vào bữa ăn hàng ngày.
Đạm nạc
Ăn nhiều loại thức ăn chứa đạm mà ít chất béo, bao gồm hải sản, thịt nạc, gia cầm, trứng, đậu, các sản phẩm đậu nành, các loại hạt không ướp muối.
Trong chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị, việc ăn những bữa ăn nhiều dinh dưỡng, ít calo là một yếu tố thúc đẩy việc phục hồi từ liệu pháp xạ trị. Ăn những bữa ăn nhiều calo, ít dinh dưỡng sẽ không cung cấp cho cơ thể những gì nó cần để phục hồi và kết quả là sẽ làm chậm thời gian phục hồi.
3. Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm không lành mạnh
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì trong chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề xạ trị nên kiêng gì? Thực phẩm cần tránh hoặc giảm cho bệnh nhân điều trị xạ trị bao gồm: natri (muối), đường bổ sung, chất béo xấu và rượu bia. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để họ đưa ra cho bạn một danh sách cụ thể các thực phẩm mà bạn nên hạn chế.
4. Chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị nên chia làm nhiều bữa nhỏ
Bệnh nhân sau xạ trị có thể mệt mỏi, chán ăn và ăn kém. Vì vậy, hãy ăn những bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn, nếu bệnh nhân đang gặp phải tác dụng phụ do xạ trị. Ăn 5 bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Bệnh nhân cũng có thể ăn các bữa ăn lâu hơn ở thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu bạn không thích ăn bữa sáng vào lúc sáng sớm, hãy thử ăn một khẩu phần nhỏ của thịt gà nướng và cơm, súp kem hoặc nước dùng cho bữa ăn sáng. Mặt khác, bạn có thể cảm thấy thích ăn những thức ăn sáng vào bữa ăn tối. Không hạn chế các loại thực phẩm lành mạnh, bạn ăn dựa vào thời gian trong ngày.
5. Uống nhiều chất lỏng
Uống nước hoặc các chất lỏng khác thường xuyên. Nếu bạn không quan tâm mùi vị của nước, hãy ăn súp, trái cây và các loại trà có mùi vị. Điều quan trọng là uống nhiều nước và giữ nước, đặc biệt là nếu bạn bị tiêu chảy trong quá trình xạ trị. Luôn giữ một chai chứa nước đầy bên người và uống mọi lúc.
Lắng nghe cơ thể của bạn, lên lịch trình ăn uống, ăn các bữa ăn dinh dưỡng, tạo các quy tắc giờ ăn của riêng bạn, và uống nhiều chất lỏng là một “công thức” hỗ trợ cho sự thành công trong điều trị ung thư. Bằng cách tuân theo 5 lưu ý như trên, bệnh nhân ung thư sẽ cải thiện khả năng hoạt động, cảm thấy khỏe hơn trong và sau khi điều trị.
[embed-health-tool-bmi]