backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

5

Hỏi bác sĩ
Lưu

Tại sao một số người có ý nghĩ tự tử?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đức Hải · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    Tại sao một số người có ý nghĩ tự tử?

    Hẳn trong một thời điểm khó khăn nào đó trong cuộc sống, đặc biệt nếu bạn đã từng bị bắt nạt tại trường trung học hoặc nếu bạn nghĩ mình khiến cha mẹ thất vọng, có lẽ bạn đã từng một lần nghĩ đến việc tự tử.

    Có thể nói, tự tử được xem là hành động tự lấy đi cuộc sống của chính bạn. Bạn có thể muốn từ bỏ cuộc sống khi một người nào đó gần gũi với bạn đã chết hoặc khi bạn có một cuộc chia tay tệ hại khỏi một mối quan hệ. Nếu bạn đã từng có ý nghĩ tự tử, có rất nhiều lý do gây ra cảm giác này.

    Bệnh tâm lý – thần kinh có liên quan đến ý nghĩ tự tử như thế nào?

    Bệnh tâm lý – thần kinh được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng tự tử. Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh là cảm giác chán nản. Các bệnh lý tâm lý – thần kinh bao gồm rối loạn lưỡng cực, lo âu, trầm cảm và tâm thần phân liệt. Trong lúc bạn và bác sĩ nỗ lực tìm cách chữa trị hiệu quả, bạn có thể cảm thấy bất lực và lo sợ rằng bạn không bao giờ cảm thấy bình thường trở lại. Điều này dẫn đến việc bạn cảm thấy cách duy nhất để kết thúc nỗi đau là kết thúc cuộc sống của bạn.

    Lo âu có thể khiến bạn lo sợ môi trường xung quanh bạn và khiến bạn không thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Trong một số trường hợp, sự lo lắng làm việc duy trì tình bạn, học tập, hoặc giữ một công việc ổn định trở nên cực kì khó khăn. Sau đó, sự kết hợp của cô đơn và sợ hãi khiến bạn suy nghĩ về tự tử.

    Trầm cảm được coi là một nguyên nhân hàng đầu của tự tử trên toàn thế giới. Những người không có khả năng đối phó với các triệu chứng trầm cảm của họ có nguy cơ tự tử lớn hơn. Có đến 90% các báo cáo về các trường hợp trầm cảm có ý nghĩ tự tử.

    Nguyên nhân nào khiến bạn nghĩ đến tự tử?

    Khi cảm thấy áp lực và bế tắc trong cuộc sống, chúng ta thường dễ nghĩ tự tử như là một lối thoát cuối cùng. Những chuyện đau buồn xảy đến, bị bắt nạt thường xuyên, nghiện ngập, gặp những trục trặc trong mối quan hệ xung quanh là những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng tự tử. Vậy những nguyên nhân đã tác động đến suy nghĩ dẫn đến tự tử như thế nào?

    Những trải nghiệm đau buồn

    Khi bạn đã trải qua một trải nghiệm đau buồn, bạn có thể cảm thấy rất xấu hổ hay tội lỗi và dẫn đến ý nghĩ tự tử. Những trải nghiệm đau thương bạn có thể đã từng trải qua bao gồm chiến tranh, lạm dụng thể chất hoặc tình dục.

    Bệnh của bạn có thể phát triển một tình trạng gọi là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), được biểu hiện bởi những hồi tưởng hoặc trí nhớ dai dẳng quanh trải nghiệm đau buồn. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây ra những cảm xúc lo lắng nặng nề, có thể làm bạn cảm thấy vô cùng khó khăn để kiểm soát một cuộc sống bình thường, từ đó dẫn đến ý nghĩ tự tử trong bạn.

    Bắt nạt

    Dù bạn bị bắt nạt theo cách nào hay ở mức độ thường xuyên thế nào, bắt nạt vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Khi đó, bạn có thể cảm thấy vô cùng chán nản, vô dụng và không hy vọng rằng tình hình của bạn sẽ thay đổi.

    Thật không may, trong nhiều trường hợp, tình trạng bắt nạt không thể hiện rõ và không được báo cáo sớm cho đến khi tất cả mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. Khi đó, tự tử như là cách duy nhất để nạn nhân thoát khỏi nỗi đau mà họ đang gặp phải.

    Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ tạo ra một hiện tượng gọi là “bắt nạt trên mạng’, nơi các nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến. Điều này xảy ra trên các trang mạng xã hội, các phần bình luận của các trang web và các blog khác nhau mà mục đích là để hủy hoại danh dự và làm cho nạn nhân cảm thấy xấu hổ. Nếu bạn không có giải pháp để đối phó với điều này, ý nghĩ tự tử có thể xuất hiện.

    Nghiện ma túy hoặc lạm dụng rượu và chất kích thích

    Nếu bạn đang nghiện ma túy hoặc lạm dụng rượu quá mức bình thường, thì đây chính là thời điểm bạn nên từ bỏ chúng. Một số bằng chứng mạnh mẽ cho rằng nghiện ma túy hoặc lạm dụng chất kích thích có thể làm cho bạn trở nên chán nản. Các loại ma túy hoặc rượu có thể giảm đau nhanh chóng song nó không giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tại của bạn.

    Ma túy và rượu có thể làm thay đổi chức năng não và dẫn truyền thần kinh, dẫn đến trầm cảm sâu sắc. Bạn có thể cảm thấy bất lực để vượt qua việc sử dụng các chất gây nghiện. Các triệu chứng của cai nghiện ma túy, rượu và các chất kích thích có thể gây đau đớn và khó chịu. Tại những thời điểm này, ý định tự tử cũng được xem như cách cuối cùng để thoát khỏi cơn nghiện ngập.

    Các vấn đề trong mối quan hệ

    Những vấn đề thường xảy ra trong các mối quan hệ của bạn có thể bao gồm tình trạng lạm dụng, cảm giác không được tôn trọng hoặc chia tay. Điều này đặc biệt đúng đối với các mối quan hệ lãng mạn giữa các cặp đôi. Khi có vấn đề xảy ra với các mối quan hệ này, những cảm xúc mãnh liệt hơn dễ dàng xuất hiện trong bạn như trầm cảm, lo lắng, cảm giác tội lỗi và hoảng loạn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tổn thương, đau đớn và nhanh chóng bị nhấn chìm bởi ý nghĩ tự tử. Từ việc cảm thấy sợ cô đơn hoặc cô lập, bạn có thể sẵn sàng tham gia các băng nhóm hoặc tìm quên trong rượu và ma túy.

    Khi bạn không thể đối phó với nỗi đau tinh thần của chính mình, bạn có thể cảm thấy vô vọng và muốn tự tử. Nhưng điều quan trọng bạn phải hiểu rằng đau đớn là một phần tất yếu của cuộc sống. Mọi người có thể đối phó với những nỗi đau đến một mức độ nhất định, nhưng nỗi đau tinh thần dữ dội có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.

    Hiểu những gì gây ra ý nghĩ tự tử của bạn sẽ giúp bạn nhận ra nó và lấy lại kiểm soát. Nếu bạn cảm thấy ý muốn tự sát theo bạn dai dẳng, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tìm cách giúp bạn đối phó với nỗi đau và xóa tan ý định tự tử trong bạn. Bạn nên hiểu rằng dù bạn có chán nản và bế tắc đến thế nào, thì sự sống của bạn vẫn là một điều quý giá và vô cùng đáng trân trọng.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Đức Hải · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo