backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm thế nào để hỗ trợ người bị trầm cảm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Làm thế nào để hỗ trợ người bị trầm cảm?

    Hỗ trợ người bị trầm cảm là một thử thách không hề dễ dàng. Điều này thậm chí sẽ càng khó khăn hơn khi người mắc bệnh lại là một trong những thành viên trong gia đình. Bạn nên biết rằng sự hỗ trợ của bạn có thể làm nên sự khác biệt cũng như góp phần vào sự hồi phục của họ.

    Bước đầu tiên để chăm sóc một người bệnh trầm cảm là hiểu được tình trạng và những triệu chứng của họ, để bạn có thể biết chính xác những gì họ đang trải qua. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh trầm cảm:

    • Chán ăn hay sụt cân đột ngột;
    • Phát triển bệnh rối loạn ăn uống hoặc giảm nhận thức về bản thân;
    • Luôn luôn cảm thấy buồn bã, trống rỗng, vô vọng hoặc nản lòng;
    • Dễ tức giận, cáu kỉnh hoặc khóc;
    • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
    • Thiếu năng lượng và luôn luôn cảm thấy mệt mỏi;
    • Lo âu, kích động hoặc bồn chồn;
    • Có vấn đề về giao tiếp, chậm suy nghĩ và phản ứng, khó tập trung, khó đưa ra quyết định và khó ghi nhớ;
    • Thường xuyên đề cập đến cái chết, có ý định tự tử hoặc tìm cách tự tử;
    • Có vấn đề về thể chất, chẳng hạn như đau đầu, đau lưng hoặc đau bụng.

    Những triệu chứng nêu trên có thể khác nhau tùy mỗi người, nhưng nói chung, trầm cảm có thể gây mất hứng thú và ảnh hưởng lên các hoạt động hàng ngày. Điều quan trọng là phải biết rằng trầm cảm là một tình trạng nghiêm trọng có thể điều trị được. Đây là lý do tại sao việc đi khám định kỳ là rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo rằng người thân của mình luôn làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

    Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn hỗ trợ thành viên gia đình đang mắc phải căn bệnh trầm cảm:

    Khuyến khích hỗ trợ người bị trầm cảm

    Trầm cảm là căn bệnh cần phải được điều trị, vì thế bạn nên đưa người thân đi khám để được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Đôi khi, những người bị trầm cảm có thể không nhận ra các triệu chứng trầm cảm của họ, vì vậy họ có thể nghĩ rằng họ hoàn toàn bình thường hoặc cảm thấy xấu hổ khi phải điều trị. Tất cả những điều bạn có thể làm là nói chuyện với người đó về những điều bạn nhận thấy và quan tâm. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ và có lẽ bạn nên tìm đến chuyên gia để được trợ giúp.

    Cách nhận biết nguy cơ người thân có ý định tự tử

    Những người bị trầm cảm có xu hướng nảy sinh ý định tự tử. Điều này thường xảy ra ở những người bị trầm cảm nặng. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ gợi ý cho bạn biết người thân của mình có đang có ý định tự tử hay không để có những hành động ngăn chặn càng sớm càng tốt, bao gồm:

    • Họ liên tục nói về tự tử hoặc tự gây tổn thương bản thân mình;
    • Luôn nghĩ về cái chết;
    • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc ghét chính mình;
    • Có những hành động nguy hiểm hoặc tự làm hại bản thân;
    • Có xu hướng tìm đến thuốc hoặc bạo lực;
    • Bỗng dưng trầm lặng sau cơn trầm cảm.

    Nếu bạn nghĩ rằng bạn bè hay người thân của bạn có thể có nguy cơ tự tử, bạn nên trò chuyện với người đó về mối quan tâm của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần, cũng như cho các thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết biết những gì là đang xảy ra. Tốt hơn hết là đảm bảo người đó ở trong một môi trường an toàn để loại bỏ bất kỳ khả năng nảy sinh ý định tự tử nào.

    Chăm sóc bản thân

    Chăm sóc người bị trầm cảm có thể gây căng thẳng, vì vậy bạn nên tự chuẩn bị cho mình cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn nên dành thời gian để chăm sóc bản thân và theo đuổi sở thích riêng, luyện tập thể dục điều độ. Điều quan trọng là không để cho tâm trạng của mình bị giảm sút trong thời gian chăm sóc cho người thân. Đôi khi, bạn cũng cần đi khám trong trường hợp bạn cảm thấy thất vọng và kiệt sức. Cuối cùng, hãy kiên nhẫn với người nhân của mình, vì bạn sẽ cần mất một thời gian dài để điều trị hiệu quả cho họ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo