backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

    Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quang

    Tìm hiểu chung

    Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang là gì?

    Chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên là xét nghiệm hình ảnh học để đánh giá cấu trúc giải phẫu của đường tiêu hóa trên. Thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột) sẽ được làm nổi rõ lên trên phim X-quang nhờ có chất cản quang. Chất cản quang này có thể là dung dịch barít hay chất tương phản hoà tan trong nước. Nếu chỉ dùng chất cản quang để đánh giá vùng hầu họng và thực quản thì quá trình này được gọi là nuốt barít.

    X-quang dùng chùm năng lượng điện vô hình để tạo ra hình ảnh mô trong các cơ quan nội tạng, xương hay cơ quan trên phim. X-quang mà một thủ thuật dùng tia X để tái tạo lại hình ảnh các cơ quan trong cơ thể giúp cho bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh. Khi chụp, tia X sẽ đi xuyên qua cơ thể bạn và đập vào một tấm chắn đằng sau bạn từ đó cho ra hình ảnh.

    Khi nào bạn nên thực hiện chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang?

    Chụp X-quang có cản quang đường tiêu hóa trên được thực hiện để:

  • Tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng về đường tiêu hoá như khó nuốt, nôn mửa, ợ, khó tiêu;
  • Tìm ra chỗ hẹp ở đường ruột phía trên, viêm loét, khối u, hẹp môn vị;
  • Tìm ra khu vực bị viêm ruột, hội chứng kém hấp thụ, các vấn đề chuyển động của ruột để đẩy thức ăn đi (rối loạn nhu động);
  • Nuốt phải dị vật.
  • Thông thường, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang nếu bạn không có triệu chứng về tiêu hoá. Bạn nên thực hiện xét nghiệm này nếu:

    • Khó nuốt thức ăn;
    • Tắc nghẽn ở ruột;
    • Đau bụng mà thuyên giảm hay nặng hơn trong lúc ăn;
    • Ợ nóng xảy ra thường xuyên.

    Điều cần thận trọng

    Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang?

    Trong một số trường hợp nhất định, nội soi được thực hiên thay thế cho xét nghiệm chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang. Nội soi sử dụng một ống mỏng để quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng.

    Xét nghiệm chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang:

    Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

    Quy trình thực hiện

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang?

    Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống trong 2 – 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm. Bạn sẽ được yêu cầu chuyển sang một chế độ ăn ít chất xơ tạm thời. Bác sĩ cũng sẽ dặn bạn không được ăn, hay hút thuốc lá sau nửa đêm vào đêm trước ngày thực hiện xét nghiệm này.

    Trước khi thực hiện chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang, bạn sẽ phải mặc một áo choàng của bệnh viện và được dặn tháo tất cả trang sức kể cả khuyên ngực, khuyên rốn, răng giả, kẹp tóc hay những vật dụng khác có thể xuất hiện trên phim X-quang nếu không được cởi bỏ.

    Hãy hỏi nhân viên y tế rằng bạn có cần thay đổi liều thuốc của những thuốc đang uống. Thông thường, bạn có thể tiếp tục uống thuốc như bình thường. Không nên tự thay đổi liều thuốc mà không báo cho nhân viên y tế.

    Bạn sẽ được yêu cầu gỡ bỏ trang sức trên cổ, ngực hay bụng trước khi xét nghiệm.

    Quy trình thực hiện chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang như thế nào?

    Bạn sẽ thực hiện xét nghiệm chụp X-quang trước khi uống hợp chất bari. Sau đó sẽ nuốt hợp chất này nhiều lần trong lúc chụp X-quang sau đó. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ cho bạn biết khi nào uống và uống nước với lượng bao nhiêu. Thường thì bạn có thể sẽ phải uống 1 ly (240 ml) hay 2.5 ly (600 ml) hợp chất bari trong suốt quá trình xét nghiệm.

    Bác sĩ quang tuyến nhìn xem lượng bari chảy xuống đường tiêu hoá bằng cách sử dụng hình ảnh huỳnh quang và tia X-quang. Gường bạn đang nằm sẽ được thay đổi vị trí và bạn cũng sẽ thay đổi vị trí để cho bari chảy xuống cơ thể. Có thể kỹ thuật viên sẽ đè nhẹ lên bụng bạn bằng một thắt lưng hay bằng tay của kỹ thuật viên. Bạn có thể sẽ được yêu cầu ho để bác sĩ chẩn đoán hình ảnh quan sát dòng chảy của bari.

    Nếu bạn sử dụng chất tương phản khí, bạn sẽ uống ngụm chất lỏng bari bằng ống hút với thuốc tạo khí trong dạ dày. Nhờ lượng khí này mà bác sĩ có thể thấy các niêm mạc dạ dày và ruột một cách chi tiết hơn.

    Nếu bạn có xét nghiệm ở ruột non, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ nhìn dòng chảy bari qua ruột non xuống ruột già. Hình ảnh X-quang được lấy trong 30 phút.

    Quá trình xét nghiệm sẽ mất khoảng 30 – 40 phút. Nếu xét nghiệm thêm cả ruột non thì sẽ kéo dài từ 2 – 6 tiếng. Trong vài trường hợp, bạn được yêu cầu quay lại sau 24 giờ để lấy thêm hình ảnh X-quang.

    Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang?

    Khi thực hiện xong, bạn có thể ăn hay uống những thứ bạn thích, trừ khi bác sĩ khuyên không nên.

    Bạn có thể được cho uống thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ để thải bari ra khỏi ruột sau khi xét nghiệm để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước trong vài ngày để thải barít ra.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

    Hướng dẫn đọc kết quả

    Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

    Bình thường: Thực quản, dạ dày và ruột non có cấu trúc bình thường.

    Bất thường: 

    • Quan sát được chỗ hẹp, kích ứng, viêm, thoát vị, giãn tĩnh mạch. Co thắt thực quản hay dòng bari chảy ngược từ dạ dày lên trên lại.
    • Quan sát thấy loét dạ dày hay đường ruột (tà tràng), khối u hay thứ gì đó đẩy vào ruột từ bên ngoài qua đường tiêu hoá, hẹp ống nối giữa dạ dày và ruột non (hẹp môn vị).
    • Hình ảnh ruột non có thể cho thấy tình trạng viêm hay những thay đổi bất thường trong niêm mạc giải thích việc kém hấp thụ thức ăn, thường là do bệnh celiac hay bệnh Crohn.

    Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo