backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chấn thương cổ tay khi chơi thể thao: Phải làm sao?

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 06/06/2022

    Chấn thương cổ tay khi chơi thể thao: Phải làm sao?

    Chấn thương khi chơi thể thao là điều mà người chơi hết sức lo lắng. Trong đó, chấn thương cổ tay là tình trạng thường hay gặp phải. Vậy khi bị chấn thương cổ tay, phải làm sao để điều trị và phục hồi nhanh chóng?

    Chấn thương cổ tay là sự sai lệch vị trí của các xương thuộc cổ tay hoặc các tổn thương vùng gân, cơ khiến khớp cổ tay bị mất đi tính ổn định. Tình trạng này rất thường gặp khi chơi các bộ môn cần vận động cổ tay nhiều như bóng chuyền, đấu kiếm, bóng bàn, tennis, đấu vật, cầu lông… Nguyên nhân gây ra có thể là do tập luyện sai kỹ thuật, không khởi động trước khi tập, khởi động không đúng cách hoặc thường xuyên tập luyện cường độ cao trong thời gian dài vượt quá giới hạn chịu đựng của khớp cổ tay.

    Phân loại chấn thương ở cổ tay và bàn tay

    Trẹo cổ tay và gãy cổ tay (hoặc gãy ngón tay) là các chấn thương phổ biến nhất ở cổ tay. Có hai loại chấn thương là:

    • Chấn thương cấp tính hay chấn thương khởi phát đột ngột do ngã xuống đất với cánh tay bị kéo giãn ra khi bắt bóng hoặc làm các động tác xoay mạnh. Nếu bị gãy xương, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị ngay.
    • Chấn thương mạn tính là những chấn thương xuất hiện qua một khoảng thời gian và thường không có nguyên nhân rõ ràng.

    Chấn thương cổ tay cấp tính

    Tình trạng này còn được gọi là các chấn thương khởi phát đột ngột. Loại chấn thương thể thao này xảy ra khi cổ tay bị trẹo do ngã hoặc do va chạm với người chơi hoặc các đồ vật khác. Tổn thương có thể xảy ra ở xương, dây chằng hoặc gân.

    Đau cổ tay khởi phát dần

    Với các chấn thương dần hình thành hoặc mạn tính, không có tai nạn cụ thể nào hoặc nguyên nhân rõ ràng nào gây ra đau ở cổ tay. Điều này có nghĩa là bạn bị đau cổ tay do một tình trạng như viêm khớp hoặc viêm xương khớp, dùng lực cổ tay quá mức hoặc kéo căng lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Điều trị chấn thương cổ tay và đau cổ tay

    chấn thương cổ tay

    1. Các trường hợp cấp tính

    Nếu bạn bị chấn thương cấp tính, trong vòng 72 giờ đầu tiên, hãy sử dụng phương pháp RICE (Rest- Ice- Compression -Elevation). Nếu nghi ngờ bị gãy xương, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Phương pháp RICE bao gồm các bước sau:

    • Nghỉ ngơi: Dừng lại hoặc tạm nghỉ chơi thể thao và bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm chấn thương
    • Chườm đá: Áp dụng liệu pháp lạnh này để giảm đau và sưng. Bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ về cách chăm sóc chấn thương. Nhớ không sử dụng nước đá trực tiếp lên vùng bị thương để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh
    • Quấn băng: Sử dụng băng ép hoặc một dải đàn hồi để quấn quanh vị trí bị thương. Giữ băng chặt vừa phải, không quá bó chặt vì điều này có thể ngăn cản sự lưu thông máu. Thông thường, bạn chỉ cần dùng băng nén trong vòng 48−72 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương
    • Nâng cao tay: Sử dụng gối hoặc một cái móc để nâng cổ tay bị thương. Giữ tay ở vị trí cao hơn ngực để làm giảm sưng.

    2. Các trường hợp khởi phát dần

    Điều trị chấn thương cổ tay và đau cổ tay bao gồm dùng thuốc, đeo thanh nẹp, bó bột hay phẫu thuật. Cách điều trị đầu tiên thường là dùng thuốc. Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường, trong đó nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) thường được sử dụng nhiều nhất do hiệu quả giảm đau nhanh, mạnh.

    Đôi khi gãy xương xảy ra do bong gân cổ tay. Nếu tình trạng bong gân cổ tay nhẹ, bạn có thể khỏi sau 2 – 3 ngày khi được điều trị đúng cách. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần dùng một thanh nẹp, thời gian khỏi có thể từ 7 – 10 ngày. Nếu gãy xương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật, thời gian phục hồi chấn thương cổ tay này có thể mất khoảng 1 tháng.

    Đôi tay của chúng ta tham gia vào rất nhiều hoạt động. Để hạn chế chấn thương trong khi luyện tập, bạn cần hết sức cẩn trọng cũng như đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Ban biên tập Hello Bacsi


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 06/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo