backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đau khớp gối

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 30/06/2021

Đau khớp gối

Đau khớp gối là một trong những vấn đề xương khớp ảnh hưởng khả năng di chuyển của người mắc phải. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và khắc phục kịp thời.

Vậy đau khớp gối là gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Định nghĩa

Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra bởi những vấn đề ở chính khớp gối hoặc ảnh hưởng từ mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.

Mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể rất khác nhau. Một số người có thể cảm thấy chỉ đau một thoáng nhẹ, trong khi những người khác có thể bị đau đầu gối suy nhược gây trở ngại cho hoạt động hằng ngày. Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp bạn đối phó với cơn đau đầu gối.

Những ai thường mắc phải đau khớp gối?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau khớp gối, tuy nhiên người lớn tuổi bị đau nhiều hơn do lão hóa. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng đau khớp gối là gì?

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:

  • Sưng và cứng khớp
  • Chỗ đau đỏ tấy và cảm thấy ấm khi chạm vào
  • Khớp yếu và mất ổn định
  • Đôi khi cảm nhận được tiếng lách cách hoặc nổ bốp
    • Mất khả năng duỗi thẳng đầu gối

    Có thể có các triệu chứng đau khớp gối khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn:

    • Tự thử các phương pháp điều trị tại nhà nhưng vẫn còn triệu chứng
    • Đang tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhưng các triệu chứng tệ hơn
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc
  • Đặc biệt bạn cần được hỗ trợ y tế ngay nếu bị đau đầu gối do chấn thương và xuất hiện thêm các triệu chứng đau khớp gối sau:

    • Khớp gối trở nên biến dạng
    • Có một tiếng rắc to xuất hhiện lúc đầu gối của bạn bị chấn thương
    • Mất khả năng sử dụng khớp gối
    • Bị sưng đột ngột

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân đau khớp gối là gì?

    Đau khớp gối có thể xảy ra do những nguyên nhân như:

    • Đau đầu gối trước
    • Viêm khớp – bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, và bệnh gút
    • U nang Baker
    • Viêm bao hoạt dịch
    • Rối loạn mô liên kết như lupus
    • Trật khớp xương bánh chè
    • Hội chứng dải chậu chày
    • Nhiễm trùng ở khớp
    • Bệnh Osgood-Schlatter
    • Viêm gân
    • Sụn bị rách – cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài của khớp gối
    • Rách dây chằng – dẫn đến đau và sự bất ổn định của đầu gối
    • Căng hoặc bong gân.Chấn thương đầu gối, bao gồm chấn thương dây chằng trước hoặc dây chằng khớp gối giữa có thể gây chảy máu trong đầu gối, khiến cho cơn đau tồi tệ hơn
    • Gãy xương bánh chè
    • Trật khớp gối
    • Hội chứng đau bánh chè-đùi. Tình trạng này gây đau phía trước gối do hoạt động quá sức, tổn thương, thừa cân hoặc mắc các vấn đề ở xương bánh chè
    • Hao mòn phần đệm của khớp gối (sụn)
    • Viêm lồi củ trước xương chày (Osgood-Schlatter). Bệnh này gây đau, sưng và cứng gối trước nằm dưới xương bánh chè. Bệnh thường xuất hiện ở bé trai từ 11 đến 15 tuổi

    Một nguyên nhân đay khớp gối ít phổ biến hơn là do các khối u xương.

    Nguy cơ mắc bệnh

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau khớp gối?

    Những yếu tố nguy cơ bị đau khớp gối bao gồm:

    • Thừa cân quá mức
    • Mắc bệnh làm yếu hoặc cứng cơ
    • Bị nhiễm trùng
    • Tham gia một số môn thể thao như bóng rổ hoặc nhảy cao,…
    • Từng bị chấn thương đầu gối

    Điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị đau khớp gối?

    Khi cơn đau vừa mới bắt đầu bạn nên:

    • Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động làm cho cơn đau tồi tệ thêm
    • Chườm đá 15 phút mỗi giờ trong ngày đầu tiên và sau đó là 4 lần mỗi ngày trong những ngày tiếp theo
    • Nâng chân càng cao càng tốt để giảm sưng
    • Uống các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như ibuprofen hoặc naproxen giúp làm giảm viêm (sưng, đỏ) và đau. Những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề dạ dày, do đó nên uống sau bữa ăn. Những người có vết loét hoặc loét chảy máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

    Đau xương bánh chè thường được xử trí bằng vật lý trị liệu để tăng cường cơ tứ đầu đùi (mặt trước đùi) và làm căng cơ kheo (mặt sau đùi) và cơ bắp chân (cẳng chân). Dây chằng bị bong thường lành lại theo thời gian nếu được nghỉ ngơi. Dây chằng quanh đầu gối bị rách cần được cố định bất động và áp dụng vật lý trị liệu sau đó. Nếu đau khớp gối còn tồn tại dai dẳng hoặc tệ hơn mặc dù đã điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật điều trị đau khớp gối bao gồm:

    • Nội soi khớp để sửa chữa tổn thương
    • Thay khớp gối toàn phần
    • Thay khớp gối bán phần

    Sau khi các triệu chứng đã biến mất, các hoạt động có thể được khởi động lại từ từ, bắt đầu với các hoạt động như đi bộ hoặc đi xe đạp.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau khớp gối?

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm khác bao gồm:

    • Chụp X-quang đầu gối
    • Siêu âm
    • Chụp MRI

    Nếu có dịch xuất hiện ở đầu gối (tràn dịch khớp gối), bác sĩ có thể chọc kim vào đầu gối và lấy dịch ra. Dịch sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để khảo sát.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau khớp gối?

    Đau khớp gối có thể được hạn chế nếu bạn:

    • Dùng thuốc được kê đơn
    • Ngừng các hoạt động gây đau
    • Bắt đầu các hoạt động trở lại một cách từ từ. Bạn có thể tiếp tục lại các hoạt động đau thật cẩn thận

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 30/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo