backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Ghép thận sống được bao lâu? Chi phí ghép thận có mắc không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Vũ Lệ Anh · Khoa thận · Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 21/09/2023

    Ghép thận sống được bao lâu? Chi phí ghép thận có mắc không?

    Ngày nay, phương pháp ghép thận cho người bị suy thận không còn quá xa lạ vì nó có thể giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc ghép thận sống được bao lâu và chi phí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

    Khi chức năng thận không còn hoạt động hiệu quả và suy giảm, bạn cần phải được điều trị để khắc phục tình trạng đó. Hiện nay có hai phương pháp giúp điều trị suy thận là lọc máu và ghép thận. Đối với nhiều người bị suy thận, việc ghép thận có thể mang lại nhiều tự do hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn so với lọc máu. Để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho mình, bác sĩ sẽ xem bệnh trạng và trao đổi những ưu và nhược điểm của từng cách trị cho bạn. 

    Ghép thận là gì?

    Ghép thận là phương pháp đưa một quả thận khỏe mạnh từ người hiến vào cơ thể người bệnh để thay thế thận không còn hoạt động tốt.

    So với lọc máu, ghép thận sẽ có những điểm nổi bật sau:

    • Chất lượng cuộc sống tốt hơn
    • Nguy cơ tử vong thấp hơn
    • Ít hạn chế về chế độ ăn uống hơn
    • Chi phí ghép thận thấp hơn

    Vậy những ai có thể làm ghép thận?

    Bất cứ ai ở mọi độ tuổi đều có thể làm ghép thận, miễn là:

    • Họ đủ khỏe để chịu được ảnh hưởng của phẫu thuật.
    • Việc cấy ghép có cơ hội thành công tương đối tốt
    • Người đó có thể tuân thủ các phương pháp điều trị được khuyến nghị cần thiết sau khi cấy ghép – chẳng hạn như dùng thuốc ức chế miễn dịch và tái khám định kỳ.

    Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn không thể làm cấy ghép thận được như:

    • Nhiễm trùng (cần điều trị trước khi cấy ghép)
    • Bệnh tim nặng
    • Ung thư đã lan đến một số nơi trong cơ thể  
    • AIDS.

    Bạn cần biết gì về quá trình ghép thận?

    ghép thận

    Trước khi tìm hiệu việc ghép thận sống được bao lâu, bạn cần hiểu rõ về quá trình thực hiện cấy ghép này. 

    Quả thận mới khi đưa vào cơ thể sẽ được đặt ở phía dưới bên phải hoặc bên trái của bụng để kết nối với các mạch máu gần đó. Việc đặt thận ở vị trí này cho phép nó dễ dàng kết nối với các mạch máu và bàng quang. Bác sĩ sẽ gắn tĩnh mạch và động mạch của thận mới vào tĩnh mạch và động mạch của người bệnh. Niệu quản của quả thận mới được gắn vào bàng quang để cho phép nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể.

    Đối với thận cũ, trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ để lại trong cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có một trong ba trình trạng sau, bác sĩ sẽ cắt bỏ thận hư:

    Chi phí ghép thận là bao nhiêu?

    Hiện nay, tùy thuộc vào từng bệnh viện mà sẽ có chi phí ghép thận khác nhau, dao động từ 300 – 500 triệu. Nếu có bảo hiểm y tế, bạn sẽ được chi trả gần 100 triệu bao gồm chi phí phẫu thuật, thuốc, vật tư y tế cho việc ghép tạng. Bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí phát sinh từ người hiến như xét nghiệm người hiến, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến, chi phí bảo quản tạng để ghép…

    Phẫu thuật ghép thận có nguy hiểm không?

    Mặc dù ghép thận là phương pháp điều trị tốt cho người bị bệnh thận nặng và suy thận nhưng đây không phải là cách giúp chữa khỏi bệnh. Một số dạng bệnh thận có thể tái phát sau khi cấy ghép.

    Những rủi ro về sức khỏe liên quan đến ghép thận bao gồm những rủi ro liên quan trực tiếp đến phẫu thuật và đào thải nội tạng của người hiến như:

    • Cục máu đông và chảy máu
    • Rò rỉ hoặc tắc nghẽn ống nối thận với bàng quang (niệu quản)
    • Nhiễm trùng
    • Thận hiến tặng bị đào thải
    • Nhiễm trùng hoặc ung thư có thể lây truyền từ thận hiến tặng
    • Tử vong, đau tim và đột quỵ

    Người bệnh cũng có nguy cơ mắc các tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống thải ghép (thuốc ức chế miễn dịch) để ngăn cơ thể đào thải quả thận được hiến tặng như:

    • Loãng xương và tổn thương xương
    • Bệnh tiểu đường
    • Tóc mọc quá nhiều hoặc rụng tóc
    • Huyết áp cao
    • Cholesterol cao

    Cuộc sống người bệnh sau khi ghép thận

    ghép thận

    Ngay sau khi ghép thận thành công bạn cần:

  • Nằm viện thêm vài ngày để bác sĩ có thể theo dõi.
  • Sau khi xuất viện, cần tái khám đúng lịch hẹn cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định suốt đời
  • Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng như:

    • Bỏ thuốc lá
    • Có một chế độ ăn uống lành mạnh
    • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì
    • Hạn chế để bị nhiễm trùng

    Bạn có thể quan tâm:

    Người ghép thận thành công có thể sống được bao lâu?

    Nếu ghép thận thành công, người bệnh có thể sống thêm 15 năm hoặc hơn nếu không có biến chứng hoặc bị đào thải thận.

    Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ghép thận và chi phí cho một ca ghép thận.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Vũ Lệ Anh

    Khoa thận · Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á


    Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 21/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo