backup og meta

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt

Người bệnh đái tháo nhạt có triệu chứng điển hình nhất là đa niệu, thậm chí lượng nước tiểu thải ra ở một số người bệnh lên đến 20 lít. Từ đó cũng làm cho bệnh nhân tiểu nhiều, khát nhiều – tương tự ở bệnh đái tháo đường. Vậy thực chất bệnh đái tháo nhạt là gì, có gì giống và khác với bệnh đái tháo đường? 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh đái tháo nhạt là gì?

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hoá nước ở cơ thể. Dựa vào nguyên nhân, bệnh được chia thành hai thể khác nhau: đái tháo nhạt thể thần kinh (đái tháo nhạt trung ương) và đái tháo nhạt thể ngoại biên.

Người mắc bệnh này thường khát nước và hay đi tiểu nhiều lần (cả ngày lẫn đêm).

Đái tháo nhạt và đái tháo đường có giống nhau không?

Bệnh đái tháo nhạt và đái tháo đường là hai rối loạn chuyển hóa khác nhau mặc dù chúng đều gây nên các triệu chứng tiểu nhiều, khát nhiều và uống nhiều.

Trong bệnh đái tháo đường, mức glucose máu của bạn cao hơn bình thường và thận phải tăng hoạt động để thải lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài.

Trong bệnh đái tháo nhạt, mức đường huyết của bạn ổn định nhưng thận bị rối loạn hoạt động dẫn đến việc tăng thải nước tiểu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đái tháo nhạt là gì?

dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt là gì

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là người bệnh thường xuyên đi tiểu, nước tiểu loãng và nhạt. Ngoài ra, người bệnh còn hay đi tiểu vào ban đêm, thường xuyên khát nước (đặc biệt là muốn uống nước lạnh). Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm tăng lượng natri trong máu, dẫn đến lú lẫn, co giật và tử vong.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo nhạt?

Nguyên nhân chính gây đái tháo nhạt là rối loạn hormone vasopressin (AVP) hay còn gọi là hormone chống bài niệu (ADH). Các nguyên nhân cụ thể sẽ khác nhau ở 2 loại bệnh đái tháo nhạt chính:

Đái tháo nhạt do thận

Đái tháo nhạt do thận là khi cơ thể sản xuất đủ lượng hormone ADH nhưng thận không đáp ứng với chúng. Tình trạng này thường do di truyền, tổn thương ở thận hay sử dụng một số thuốc như thuốc có chứa lithium (thuốc thường dùng để cải thiện tâm trạng).

Đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhạt trung ương là thể bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone ADH. Có đến 1/3 trường hợp đái tháo nhạt trung ương không xác định được nguyên nhân gây giảm sản xuất hormone ADH ở vùng dưới đồi. Một số trường hợp còn lại là do tổn thương tuyến yên trong bệnh lý nhiễm trùng và chấn thương đầu hay khối u não, phẫu thuật não.

Những ai thường mắc phải bệnh đái tháo nhạt?

Đây là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguy cơ mắc phải

nguyên nhân gây đái tháo nhạt là gì

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt?

  • Giới tính: nam giới thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới.
  • Yếu tố di truyền: bố mẹ có thể di truyền cho con cái nếu họ đã bị đái tháo nhạt.

Bạn vẫn có thể mắc bệnh cho dù không có các yếu tố nguy cơ. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt?

Để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu chụp MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ và các xét nghiệm bổ sung khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đái tháo nhạt?

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc chuyên biệt, mà không cần đến phẫu thuật.

Nếu cần thiết, một loại thuốc gọi là desmopressin có thể được sử dụng để thay thế và khởi tạo các chức năng của hormone ADH. Với bệnh đái tháo nhạt do thận, thuốc lợi tiểu thiazide thường được sử dụng để làm giảm lượng nước tiểu mà thận tạo ra.

Đặc biệt, người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước, người bệnh không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thận có thể hoạt động ổn định lại.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đái tháo nhạt?

chế độ sinh hoạt cho người bệnh đái tháo nhạt

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Uống nước vừa đủ khi khát
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Tìm bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm nếu bạn cần phải phẫu thuật
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn không hết cảm giác khát nước và có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.
  • Đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc bạn vẫn đi tiểu nhiều hơn ngay cả trong giai đoạn điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo nhạt tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diabetes insipidus

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes-insipidus/symptoms-causes/syc-20351269

Ngày truy cập 06/08/2018

Diabetes insipidus

https://www.nhs.uk/conditions/diabetes-insipidus/

Ngày truy cập 31/5/022

Diabetes insipidus

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/diabetes-insipidus

Ngày truy cập 31/5/022

Diabetes insipidus

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16618-diabetes-insipidus

Ngày truy cập 31/5/022

Diabetes insipidus

https://medlineplus.gov/ency/article/000377.htm

Ngày truy cập 31/5/022

Phiên bản hiện tại

31/05/2022

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

GIẢI ĐÁP NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 - Lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường type 2

Bà bầu đi tiểu nhiều nên làm sao để hạn chế một cách an toàn, hiệu quả?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 31/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo