backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Băng huyết sau sinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 19/07/2020

    Băng huyết sau sinh

    Tìm hiểu chung

    Băng huyết sau sinh là gì?

    Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ, có thể dẫn đến tử vong ở người mẹ. Theo thời gian, vấn đề này được phân thành hai loại gồm:

    • Băng huyết nguyên phát: Tình trạng mất máu nhiều hơn 500ml trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ lúc sinh con, cứ 100 phụ nữ sẽ có 5 người mắc phải tình trạng này. Hiện tượng băng huyết nghiêm trọng ít phổ biến hơn, trong 1000 người chỉ có 6 người bị băng huyết.
    • Băng huyết thứ phát: Chảy máu nhiều và có triệu chứng bất thường ở âm đạo trong khoảng từ sau 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh. Thậm chí, có người còn gặp phải hiện tượng băng huyết sau sinh 1 tháng. Đối với trường hợp này, tỷ lệ mắc bệnh sẽ là 2:100.

    Triệu chứng thường gặp

    Những triệu chứng và dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì?

    Các dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ hoặc sinh thường phổ biến có thể kể đến như sau:

    • Chảy quá nhiều máu ở âm đạo sau khi sinh
    • Đau bụng dưới
    • Sốt
    • Đổ mồ hôi nhiều
    • Chỉ số huyết áp giảm

    Ngoài ra, đôi khi phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng băng huyết sau khi sinh?

    Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng băng huyết sau sinh đến từ tình trạng tử cung không thể co hồi nhỏ lại. Các yếu tố làm đờ tử cung gồm: lao động nặng, tử cung quá căng kéo do đa thai, đa ối hay thai nhi quá lớn.

    Bên cạnh đó, tử cung co bóp yếu đôi khi cũng có thể do sự phát triển của khối u lành tính hoặc nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung sau khi sinh.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường dễ gặp phải vấn đề sức khỏe trên?

    Tình trạng này rất phổ biến ở những phụ nữ trên 35 tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh các dấu hiệu băng huyết sau sinh, chẳng hạn như:

    • Tiền sử bị băng huyết trong lần mang thai trước
    • Có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 35
    • Sinh 4 đứa con trở lên
    • Mang thai sinh đôi hoặc sinh ba
    • Là người gốc Nam Á
    • Có triệu chứng nhau thai trũng thấp (nhau tiền đạo)
    • Rụng nhau thai sớm (nhau thai bong)
    • tiền sản giật hoặc huyết áp cao (tăng huyết áp)
    • Thiếu máu
    • Sinh mổ
    • Khởi phát chuyển dạ
    • Còn sót lại nhau thai
    • Cắt tầng sinh môn (một phẫu thuật cắt để giúp chuyển dạ)
    • Dùng kẹp hoặc giác hút
    • Đau đẻ hơn 12 giờ
    • Sinh con nặng trên 4kg
    • Sinh con đầu lòng khi hơn 40 tuổi

    Bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?

    Nhiễm trùng hậu sản là biến chứng thường gặp nhất của hiện tượng băng huyết sau sinh. Ngoài ra, nếu không được can thiệp kịp thời, người mẹ cũng có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề dài lâu như:

    biến chứng băng huyết

    • Thiếu máu
    • Viêm tắc tĩnh mạch
    • Hội chứng Sheehan gây suy nhược cơ thể, rụng tóc, thiếu sữa mẹ và vô kinh
    • Cắt tử cung khiến mẹ mất khả năng mang thai
    • Suy thận hoặc suy đa tạng 

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hiện tượng băng huyết sau sinh?

    Khi chưa đến bệnh viện, bạn cần theo dõi ngay lập tức mạch và huyết áp để tìm ra dấu hiệu sốc. Nếu băng huyết xảy ra sớm, bác sĩ sẽ sờ bụng dưới để xem tử cung khép lại hay chưa, sau đó sẽ kiểm tra nhau thai để đảm bảo không còn sót lại trong tử cung. Nếu tử cung đóng lại nhưng vẫn còn chảy máu, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và âm đạo bằng cách gây mê hoặc gây tê ngoài màng cứng.

    Nếu bạn bị băng huyết sau sinh muộn, bác sĩ sẽ siêu âm bằng cách đưa đầu dò vào âm đạo kiểm tra các phần còn sót lại của nhau thai trong tử cung. Bác sĩ có thể sử dụng miếng gạc âm đạo để kiểm tra độ nhiễm trùng.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng băng huyết sau sinh?

    Nếu tình trạng mất máu quá nhiều sau khi sinh xảy ra sớm là do sự co bóp yếu của tử cung, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giúp tử cung co bóp hoặc mát xa bụng cho bạn. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bạn sẽ phải dùng đến thuốc để giúp tử cung co bóp.

    Nếu tử cung vẫn tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, thậm chí là phẫu thuật cắt bỏ tử cung trong một số hiếm trường hợp hoặc dùng thủ thuật để loại bỏ nhau thai sót lại qua đường âm đạo.

  • Nếu mất máu là do vết rách ở tử cung hoặc âm đạo thì bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ cũ.
  • Nếu nguyên nhân gây băng huyết là do bệnh nhiễm trùng, bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.
  • Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật kiểm tra tử cung và loại bỏ phần còn lại của nhau thai. Máu mất do băng huyết phải được truyền máu để thay thế.
  • Việc xử trí trong thai kỳ có hiệu quả làm giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ gặp phải tình trạng băng huyết sau sinh thấp. Sau khi thai sổ hoàn toàn phải kẹp cắt dây rốn ngay và dùng một tay kéo dây rốn với lực vừa phải để tử cung đóng vào hoàn toàn.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng băng huyết sau sinh?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng băng huyết sau khi sinh nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Bổ sung sắt: Việc bổ sung sắt có thể hạn chế khả năng bạn phải truyền máu khi mắc tình trạng băng huyết. Phụ nữ cũng nên bổ sung chất sắt nếu họ có nguy cơ bị thiếu máu.
    • Khám bác sĩ thường xuyên: nếu bạn đã sinh mổ trong lần mang thai trước thì phải kiểm tra nhau thai có dính vào chỗ sẹo cũ hay không.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.si

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 19/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo