backup og meta

Lợi ích của việc hiến máu nhân đạo cho sức khỏe

Lợi ích của việc hiến máu nhân đạo cho sức khỏe

Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Nó không chỉ giúp ích cho người được truyền máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng. Hãy cùng tìm hiểu xem những lợi ích của việc hiến máu qua bài viết dưới đây nhé.

Hiến máu có thể mang lại hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, các chứng rối loạn xuất huyết, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và một số bệnh dị tật máu di truyền khác.

Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được yêu cầu thực hiện một bài khám sức khỏe nhỏ bao gồm kiểm tra tổng quát sức khỏe nhằm đảm bảo người hiến máu không mắc các bệnh liên quan đến huyết áp hay nhiễm khuẩn.

Các lợi ích của việc hiến máu

Hiến máu nhân đạo không chỉ giúp cứu mạng người khác mà còn giúp mang lại rất nhiều giá trị cho người hiến nhờ những lợi ích sau đây:

1. Chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt

Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.

Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, người hiến tặng cần đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu.

2. Giảm nguy cơ ung thư

Lợi ích của hiến máu tiếp theo là có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bằng cách hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bởi hiến máu giúp giảm độ nhớt của máu, thúc đầy tuần hoàn. Đã có số liệu thống kê cho thấy những người hiến máu thường xuyên có thể giảm tới 88% nguy cơ nhồi máu cơ tim so với những người không hiến. Lợi ích của việc hiến máu này cực kỳ to lớn.

Hơn thế nữa, một hệ tuần hoàn khỏe mạnh cũng là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe cho tất cả các cơ quan khác trong cơ thể.

infographic 4 lợi ích sức khỏe của hiến máu nhân đạo

4. Tái tạo các tế bào máu mới

Lợi ích của việc hiến máu phải kể đến sự tái tạo hồng cầu mới. Cứ sau mỗi 3 tháng, các tế bào hồng cầu sẽ chết đi và tủy xương cần tạo mới hồng cầu. Dù bạn có hiến máu hay không thì lượng hồng cầu đó cũng bị tiêu hủy. Vì vậy, hiến máu là cách cho đi mà không tổn hại gì.

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

5. Đốt cháy calo

Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 – 700 Kcal cho mỗi 450ml máu cho đi.  Cân nặng của bạn có liên quan tới việc hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.

Ai không nên tham gia hiến máu?

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc hiến máu. Tuy nhiên, có một số người sẽ không phù hợp để thực hiện hoạt động này. Cụ thể như sau:

  • Những người mắc các bệnh lý như AIDS
  • Bệnh nhân viêm gan.
  • Những người đã tiêm chích vắc xin hay từng trải qua phẫu thuật, hoặc đang bị ung thư, tiểu đường, cảm lạnh hay cảm cúm nên thảo luận với chuyên gia y tế trước khi hiến máu.
  • Phụ nữ đang có thai nên có được sự đồng ý của bác sĩ để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu và có một sức khỏe tốt, hãy tham gia hiến máu để vừa cứu người, vừa mang đến những lợi ích của việc hiến máu để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4 Benefits of Donating Blood https://www.floridahealth.gov/newsroom/2018/06/061118-4-benefits-donating-blood-getty-696120246-article.html Ngày truy cập 23/02/2023

Benefits of Donating Blood https://nbts.gov.jm/benefits-of-donating-blood/ Ngày truy cập 23/02/2023

Surprising Health Benefits of Giving Blood https://caro.doh.gov.ph/surprising-health-benefits-of-giving-blood/ Ngày truy cập 23/02/2023

Donating blood benefits both receiver and giver – and now is a critical time https://www.heart.org/en/news/2022/02/23/donating-blood-benefits-both-receiver-and-giver-and-now-is-a-critical-time Ngày truy cập 23/02/2023

Blood donation https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/blood-donation/about/pac-20385144 Ngày truy cập 23/02/2023

Phiên bản hiện tại

23/02/2023

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

Ăn gì bổ máu? 8 loại thực phẩm giúp bổ máu bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 23/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo