backup og meta

Có nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Hiệu quả ra sao?

Có nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Hiệu quả ra sao?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) đang là một căn bệnh khiến cả thế giới phải cảnh giác vì mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của bệnh. Mặc dù vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh đậu mùa khỉ, nhưng có thể kiểm soát bệnh bằng vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Vậy, có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ không, tiêm vắc xin đậu mùa có phòng bệnh đậu mùa khỉ được không và có nên tiêm ngừa đậu mùa khỉ?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ không? Tiêm vắc xin đậu mùa có phòng bệnh đậu mùa khỉ được không?

Đối với câu hỏi liệu có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ không, tiêm vắc xin đậu mùa có phòng bệnh đậu mùa khỉ được không, thì câu trả lời như sau. Vì virus đậu mùa khỉ có liên quan mật thiết với virus gây bệnh đậu mùa, nên việc chủng ngừa bằng vắc xin đậu mùa có thể bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh đậu mùa ở khỉ. Vắc xin phòng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng như giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ khi mắc phải. Do đó, có thể nói, vắc xin đậu mùa có thể kiểm soát các đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở khỉ.

Mặc dù vậy, vào ngày 8 tháng 5 năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo ngừng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đậu mùa do căn bệnh này đã được xóa sổ. Nguyên nhân là vì lúc bấy giờ, con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus đậu mùa và bởi vì virus không thể tồn tại trên 2 ngày ở môi trường bên ngoài và việc chủng ngừa bằng vắc xin đã đem lại hiệu quả. Do đó, WHO đã tuyên bố rằng nhiễm trùng đậu mùa tự nhiên đã được loại bỏ. Nghĩa là, loại vắc xin gốc phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp cho người dân và những người dưới nhóm tuổi 40–50 hầu như chưa được tiêm phòng bệnh đậu mùa. 

Vậy, liệu trên thế giới hiện nay có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ không? Thực tế, vẫn có một số quốc gia dự trữ loại vắc xin đậu mùa có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ sau khi việc tiêm chủng loại vắc xin này đã dừng lại do bệnh đậu mùa bị xóa sổ vào những năm 1980. Theo báo cáo, Hoa Kỳ có 100 triệu liều vắc xin được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt như một phần của Chiến lược Dự trữ Quốc gia. Những loại vắc xin đậu mùa này bao gồm:

  • ACAM2000: Đây là một loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh đậu mùa, tuy nhiên nó không chứa virus variola gây bệnh đậu mùa, mà chứa virus vaccinia, thuộc họ poxvirus, chi Orthopoxvirus được để chủng ngừa ở những người từ 18 tuổi trở lên và có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh đậu mùa. ACAM2000 đã được cấp phép tại Hoa Kỳ cho những người tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ nếu được xác định là có nguy cơ lây nhiễm cao. Sau khi tiêm ACAM2000, virus sẽ nhân lên ở vị trí tiêm và có thể lan sang các vị trí khác trên cơ thể, thậm chí có thể lây sang 
  • cho người khác. Do đó, người được chủng ngừa với ACAM2000 phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa sự lây lan của virus từ vắc xin. Hiệu quả bảo vệ đạt được sau khi tiêm 28 ngày.
  • MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos: Đây là một loại vắc xin mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh đậu mùa, chứa virus sống giảm động lực, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và cấp phép để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa. Loại vắc xin này được dùng dưới dạng hai mũi tiêm dưới da cách nhau 4 tuần. Khác với ACAM2000, Jynneos không có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc lây lan cho người khác. Những người được tiêm Jynneos không được coi là đã chủng ngừa cho đến khi nhận được cả 2 liều vắc xin.

Từ những đặc tính trên, chỉ có vắc xin Jynneos được FDA chấp thuận sử dụng như một loại vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. ACAM2000 có các tác dụng phụ nghiêm trọng vì sử dụng virus sống. Jynneos là một loại vắc xin mới chỉ vừa được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nên vắc xin này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, WHO hiện đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này trên toàn cầu. 

Vắc xin đậu mùa hiệu quả ra sao đối với bệnh đậu mùa khỉ?

hiệu quả vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi đã biết được việc tiêm vắc xin đậu mùa có phòng bệnh đậu mùa khỉ được không, cũng như hiểu rõ có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ không, cùng tìm hiểu hiệu quả của vắc xin đậu mùa đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Dữ liệu trước đây từ Châu Phi cho thấy vắc xin đậu mùa có hiệu quả ít nhất 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ. Hiệu quả của Jynneos đối với bệnh đậu mùa khỉ được kết luận từ một nghiên cứu lâm sàng về tính sinh miễn dịch của Jynneos và dữ liệu hiệu quả từ các nghiên cứu trên động vật. Nhà dịch tễ học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các bệnh lây truyền từ động vật, Maria Van Kerkhove, cũng cho biết có thể dùng vắc xin đậu mùa như một loại vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để giảm tỷ lệ tấn công của virus gây bệnh đậu mùa khỉ đến 85%. 

Các chuyên gia cũng tin rằng việc tiêm phòng sau khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở khỉ có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn. Cụ thể, việc chủng ngừa loại vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ nếu người bị nhiễm virus đậu mùa khỉ được tiêm trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc đầu tiên. Trường hợp được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên tiếp xúc với virus gây bệnh đậu mùa khỉ thì công dụng của vắc xin là hạn chế các triệu chứng của bệnh. Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng, vắc xin đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ có hiệu quả bảo vệ mọi người chống lại bệnh đậu mùa khỉ khi được tiêm trước khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ. Việc tiêm phòng sau khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở khỉ chỉ có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, sau một lần chủng ngừa, miễn dịch bắt đầu giảm dần sau 5 năm và có thể là không đáng kể sau 20 năm. Nếu người đã được tái chủng thành công một lần hoặc nhiều lần, một số miễn dịch còn lại có thể tồn tại lâu hơn 30 năm.

Có nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ?

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà khoa học Maria Van Kerkhove đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở ít nhất 17 quốc gia, hầu hết các trường hợp cho thấy bệnh đậu mùa khỉ không phải là dịch bệnh lưu hành. Mặc dù vậy, việc phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là vô cùng cần thiết. Vậy, có nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ?

Theo WHO, chưa cần tiêm đại trà vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Các biện pháp phòng ngừa khác, như giữ vệ sinh chung đúng cách vẫn có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Không những thế, virus gây bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng lây lan chậm và chủ yếu là trong số những người có tiếp xúc gần, nhất là trong nhóm đồng tính nam.. Mặt khác, việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ đại trà là chưa cần thiết. 

Mặc dù vậy, WHO vẫn đang nỗ lực tiến hành nghiên cứu mở rộng để vắc xin được phân bổ đồng đều trên thế giới. Theo khuyến cáo, những loại vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này nên được tiêm trước khi phơi nhiễm cho những người dễ bị lây nhiễm, như nhân viên phòng xét nghiệm, cán bộ y tế… để bảo vệ những người có nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp. Một số nhân viên y tế có thể đã được tiêm phòng bằng một loại vắc xin đậu mùa được sản xuất gần đây. 

Có thể thấy, không phải ai cũng cần được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Điều quan trọng là làm tốt các công tác phòng chống dịch bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh và tình dục an toàn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những thông tin về vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Monkeypox Treatment https://www.cdc.gov/poxvirus/monkeypox/clinicians/treatment.html#:~:text=Monkeypox%20and%20Smallpox%20Vaccine,-One%20vaccine%2C%20JYNNEOS&text=Because%20monkeypox%20virus%20is%20closely,85%25%20effective%20in%20preventing%20monkeypox

Monkeypox Prevention https://www.cdc.gov/poxvirus/monkeypox/prevention.html Ngày truy cập: 01/06/2022

Monkeypox and Smallpox Vaccine Guidance https://www.cdc.gov/poxvirus/monkeypox/clinicians/smallpox-vaccine.html Ngày truy cập: 01/06/2022

Monkeypox outbreak brings focus back on smallpox vaccines. But which countries have stock? https://www.downtoearth.org.in/news/health/monkeypox-outbreak-brings-focus-back-on-smallpox-vaccines-but-which-countries-have-stock–83011 Ngày truy cập: 01/06/2022

Five things you need to know about monkeypox https://www.gavi.org/vaccineswork/five-things-you-need-know-about-monkeypox Ngày truy cập: 01/06/2022

Bệnh đậu mùa https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi%E1%BB%85m/vi-r%C3%BAt-%C4%91%E1%BA%ADu-m%C3%B9a/b%E1%BB%87nh-%C4%91%E1%BA%ADu-m%C3%B9a Ngày truy cập: 01/06/2022

Bệnh đậu mùa khỉ – Hỏi và đáp https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/19-05-2022-b-nh–u-m-a-kh—-h-i-v—p Ngày truy cập: 01/06/2022

Phiên bản hiện tại

12/06/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh có thật sự nguy hiểm như lời đồn?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 12/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo