backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vết động vật cắn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 14/05/2021

Vết động vật cắn

Tìm hiểu chung

Động vật cắn dễ xảy ra khi nào?

Động vật chỉ có thể tấn công người nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, khi chúng đang bị bệnh, đang bảo vệ con hoặc lãnh thổ. Đa số chúng ta thường bị vật nuôi trong nhà cắn. Vết động vật cắn hiếm khi đe dọa đến mạng sống nhưng nếu chúng bị nhiễm bệnh, bạn có thể gặp phải những rủi ro về sức khỏe.

Hầu hết các vết cắn động vật là từ vật nuôi trong gia đình, nhưng một số động vật sau đây cũng gây nguy hiểm nếu bạn bị chúng cắn:

  • Gấu
  • Chồn sương
  • Sóc
  • Chuột
  • Rắn
  • Các loài bò sát

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng đáng lo ngại khi bị động vật cắn là gì?

Khi bị động vạt cắn, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Vết đỏ khu trú quanh vết thương
  • Nóng ran xung quanh vùng bị cắn
  • Vết đỏ lan ra khỏi vết cắn
  • Sưng đau, chảy mủ
  • Sốt

Bạn có thể gặp thêm một vài triệu chứng khác không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các rủi ro do động vật cắn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi bị động vật cắn, bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp một trong những trường hợp sau đây:

  • Vết cắn sâu hoặc bạn không chắc vết thương nghiêm trọng đến mức nào.
  • Da bị rách và chảy máu đáng kể. Trước khi đến bệnh viện, bạn nên cầm máu bằng băng hoặc vải sạch.
  • Bạn nhận thấy vết thương ngày càng sưng, đỏ, đau hoặc chảy máu. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
  • Bạn nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh dại. Nếu vết cắn do mèo hoặc chó, hãy cố gắng xác nhận xem chúng đã được chủng ngừa bệnh dại chưa. Nếu vết cắn là do động vật hoang dã gây ra bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị.
  • Bạn chưa được tiêm uốn ván trong năm năm qua và vết thương khá sâu hoặc bẩn. Bạn có thể cần tiêm nhắc lại.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào được đề cập ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào khiến bạn rơi vào trường hợp bị động vật cắn?

Động vật tấn công khi bị kích thích. Bạn có thể bị động vật cắn nếu có hành động lấy thức ăn mà chúng đang ăn. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn trêu chọc vật nuôi của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất ngờ, động vật (đặc biệt là thú dữ như gấu, rắn…) có thể tấn công bạn ngay cả khi chúng không bị kích thích.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị động vật cắn?

Bất kỳ ai cũng có thể bị động vật cắn, đặc biệt là những người nuôi động vật hoặc tiếp xúc nhiều với chúng. Để phòng tránh nguy cơ bị động vật tấn công, bạn nên tránh trêu chọc vật nuôi như chó mèo… hoặc không bất ngờ đi vào nơi động vật hoang dã sinh sống.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị động vật cắn?

Hầu hết mọi người lo lắng về vết cắn từ động vật hoang dã. Tuy nhiên, thú cưng trong nhà hay của người khác cũng có thể tấn công bạn.

Động vật có thể hành động bất ngờ và tấn công sinh vật khác ngay cả khi không bị kích thích. Đồng thời, động vật cũng thường cắn người khác nếu nó bị quấy rầy, cảm thấy bị đe dọa hoặc quá kích thích.

Điều trị hiệu quả

Cách xử lý vết động vật cắn tại nhà

Nếu bạn bị chó, mèo… nhà mình cắn và bạn chắc chắn rằng chúng khỏe mạnh thì có thể xử lý vết thương tại nhà như sau:

  • Để vết cắn dưới áp lực vòi nước, rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong 5 phút. Lưu ý là bạn không nên chà xát vì hành động này có thể làm bầm mô.
  • Bôi thuốc sát trùng hoặc kem dưỡng da.
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường. Nếu vết căn trở nên đau, sưng đỏ, chảy mủ và gây sốt thì nên nhập viện ngay lập tức.

Lưu ý là đối với các vết thương bị chảy máu, sau khi rửa vết thương bạn cần dùng khăn sạch lau khô. Tiếp theo là băng lại bằng băng vô trùng để cầm máu trước khi đến bệnh viện. Nếu bạn bị chó, mèo lạ cắn thì nên cố gắng tìm ra chúng và liên hệ với người nuôi để xác định tình trạng sức khỏe của con vật đó và thông báo cho bác sĩ điều trị.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để kiểm tra vết động vật cắn?

Nếu vết thương do động vật cắn nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để tìm các mảnh vụn. Bạn có thể được gây tê trước khi bác sĩ kiểm tra.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám để xác định mức độ nghiêm trọng của các vết cắn. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra tình trạng gãy xương. X-quang cũng có thể giúp bác sĩ đảm bảo không có mảnh vụn trong vết thương mà không thể nhìn thấy khi kiểm tra.

Những phương pháp nào dùng để điều trị vết động vật cắn?

Ban đầu, bác sĩ sẽ rửa vết thương đúng cách. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc rửa vết thương có thể không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được nhiễm trùng, nhưng nó làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này. Bạn có thể được gây tê tại chỗ để giảm đau. Các phương pháp điều trị vết thương do động vật cắn bao gồm:

Cắt lọc vết thương

Động vật cắn có thể gây ra những vết rách da mà không thể điều trị được. Bạn cần phải cắt lọc để loại bỏ da và mô chết hoặc nhiễm khuẩn. Phương pháp cắt lọc thường gây đau đớn. Bạn sẽ cần được gây mê tại chỗ cho thủ thuật này.

May vết thương

Vết thương đâm thủng thường không cần phải khâu khép lại. Tuy nhiên, một số vết thương do rách nhiều da thịt phải được khâu ngay sau khi bị cắn.

Chăm sóc vết thương

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp chăm sóc vết thương khác nhau dựa trên tổn thương hiện có của bạn.

Thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do động vật cắn. Các loại vết cắn sau đây thường cần kháng sinh:

  • Vết mèo cắn.
  • Vết thương cần cắt lọc.
  • Vết thương nhiễm trùng nặng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những điều bạn nên làm để hạn chế nguy cơ bị động vật cắn?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn và người thân phòng tránh trường hợp bị động vật cắn:

  • Không bao giờ nuôi, xử lý hoặc đưa thức ăn cho động vật không rõ nguồn gốc.
  • Tránh xa động vật hoang dã và những nơi chúng thường xuất hiện.
  • Trông trẻ cẩn thận khi các bé ở gần động vật.
  • Bạn cần dạy con không trêu chọc hoặc làm tổn thương động vật.
  • Tiêm chủng cho mèo và chó để phòng chống bệnh dại.
  • Bạn cần giữ vật nuôi trong sân có hàng rào và không thả rông chúng.
  • Khi dắt vật nuôi đi dạo cần có dây xích và rọ mõm để chúng không tấn công người khác.
  • Chích tăng cường uốn ván nếu bạn chưa chích gần đây.
  • Mang ủng và quần dài khi ở trong vùng có rắn độc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 14/05/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo