Bí đỏ đặc biệt giàu carotenoid, bao gồm beta-carotene, lutein và zeaxanthin – tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc có nồng độ carotenoid trong máu cao hơn có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn ở cả người già và người trẻ. Điều này sẽ giúp ích cho những người đang phục hồi sau khi mắc COVID-19 gặp phải biến chứng về hô hấp.
7. Nghệ

Curcumin, thành phần hoạt động chính trong nghệ, có thể đặc biệt có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi. Một nghiên cứu ở 2.478 người cho thấy tiêu thụ lượng curcumin có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi.
8. Cà chua
Cà chua là một trong những thực phẩm giàu lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid có liên quan đến cải thiện sức khỏe phổi.
Một nghiên cứu năm 2019 trên 105 người bị bệnh hen suyễn đã chứng minh rằng chế độ ăn nhiều cà chua có liên quan đến việc kiểm soát hen suyễn hiệu quả. Thêm vào đó, thói quen ăn cà chua cũng có liên quan đến việc làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi ở những người từng hút thuốc.
Tìm hiểu thêm 8 lợi ích của cà chua: Khỏe bên trong, đẹp bên ngoài
9. Thực phẩm bổ phổi: Việt quất

Quả việt quất là thực phẩm chứa nhiều anthocyanin, bao gồm malvidin, cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin. Anthocyanin là những sắc tố được chứng minh có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
Theo một nghiên cứu, ăn việt quất có liên quan đến việc làm chậm tốc độ suy giảm chức năng phổi. Thói quen ăn nhiều việt quất mỗi tuần làm sẽ chậm suy giảm chức năng phổi lên đến 38%, so với người ăn ít hoặc không ăn.
10. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt, gồm gạo lứt, bánh mì nguyên cám, mì organic, yến mạch, hạt diêm mạch (quinoa) và lúa mạch rất tốt cho phổi. Thực phẩm ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chống viêm mà còn chứa nhiều vitamin E, selen và các axit béo thiết yếu, rất tốt cho sức khỏe của phổi.
Người bị các bệnh liên quan đến hô hấp nên tránh ăn gì?
Với người bị các di chứng về hô hấp sau khi mắc COVID-19 hay người có các vấn đề về hô hấp, bên cạnh những thực phẩm bổ phổi, bạn cần tránh xa những thực phẩm sau để các triệu chứng bệnh không nghiêm trọng:
- Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể gây giữ nước trong cơ thể, dẫn đến khó thở ở những người mắc bệnh phổi.
- Các sản phẩm từ sữa: Khi cơ thể tiêu hóa các sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng lượng đờm và chất nhầy do cơ thể sản xuất. Điều này có thể làm tăng cơn ho, gây thở khò khè và đau ở bệnh nhân COVID-19 và người mắc các bệnh đường hô hấp khác.
- Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, gà rán, khoai lang chiên, chuối chiên… chứa chất béo không lành mạnh có thể gây đầy hơi và khó chịu. Ngoài việc gây khó chịu cho phổi do đầy hơi, việc tiêu thụ đồ chiên rán theo thời gian có thể dẫn đến tăng cholesterol và tăng cân. Đối với những người sống chung với bệnh phổi, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe sau hậu COVID-19. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất lành mạnh để tăng thêm sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả. Chúc bạn mau bình phục!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!