Đột quỵ – Biến chứng thần kinh hậu COVID-19 cần phòng ngừa

Các động mạch và tĩnh mạch hình thành nên hệ thống mạch máu não. Đây cũng chính là “xương sống” của tuần hoàn mạch máu não để duy trì lưu lượng máu đến và đi từ não. Vì vậy, khi xảy ra tình trạng tắc hoặc vỡ các mạch máu này có thể làm gián đoạn quá trình tưới máu của não và dẫn đến đột quỵ.
Một số nghiên cứu báo cáo trường hợp đột quỵ ở bệnh nhân COVID-19. Các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu này có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ nhiễm trùng không có triệu chứng đến có triệu chứng, chẳng hạn như sốt, ho và hôn mê. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra nhiều hơn so với đột quỵ do xuất huyết não.
Nhìn chung, nguy cơ đột quỵ hậu nhiễm Covid-19 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và ở cả những người không có yếu tố nguy cơ đột quỵ. Do đó, bạn nên cẩn trọng với dạng biến chứng thần kinh hậu COVID-19 này. Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu đột ngột, nôn ói, chóng mặt, tê chân tay, co giật hoặc yếu liệt nửa người, nói khó, mất ngôn ngữ… cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Huyết khối tĩnh mạch não
Huyết khối tĩnh mạch não (huyết khối gây tắc mạch) cũng là một trong những biến chứng thần kinh hậu COVID-19 ở những người mắc bệnh nặng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do rối loạn đông máu liên quan đến COVID-19. Ở những bệnh nhân nhập viện vì mắc COVID-19 nặng, huyết khối trong máu được xác định bằng xét nghiệm nồng độ D-dimer tăng cao trong máu.
Đây là căn bệnh dễ gây tử vong dù bệnh nhân được điều trị kháng đông máu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu nồng độ D-dimer tăng cao ở bệnh nhân COVID-19 có liên quan trực tiếp đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay không.
Viêm tủy cấp tính

Dù không phổ biến nhưng đã có báo cáo trường hợp viêm tủy cấp tính ở bệnh nhân COVID-19. Bệnh nhân nhập viện do sốt và mệt trong 2 ngày, sau khi xét nghiệm thì cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và ảnh chụp CT cho thấy những thay đổi loang lổ ở phổi. Bệnh nhân tiếp tục sốt cao 40 độ C, hai chân yếu ớt và kèm theo tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Sau khi điều trị bằng thuốc và các liệu pháp miễn dịch, các vấn đề của bệnh nhân về nhiệt độ, nồng độ oxy đã được cải thiện. Tuy nhiên, những phát hiện lâm sàng có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đã có cơn bão cytokine dựa trên mức độ cao của các chất trung gian gây viêm.
Cytokine là loại chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm, là một phần của đáp ứng miễn dịch cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu như một “cơn bão” và gây nên các phản ứng viêm, đông máu, giảm bạch cầu lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân các cơ quan.
Hội chứng Guillain – Barré
Hội chứng Guillain – Barré còn được biết đến là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp tính. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch thường tự tấn công vào các dây thần kinh ngoại biên của cơ thể. Các triệu chứng để nhận biết ban đầu bao gồm yếu cơ và dị cảm các đầu chi.
Báo cáo đầu tiên về hội chứng Guillain – Barré liên quan đến COVID-19 không có kết luận chính xác, chưa rõ liệu đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có liên quan trực tiếp đến COVID-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về mối liên quan tiềm ẩn của COVID-19 với hội chứng Guillain – Barré. Trong số những trường hợp này, bệnh nhân nam và bệnh nhân cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất, và phần lớn các trường hợp xảy ra sau khi khởi phát các triệu chứng COVID-19 với thời gian khởi phát trung bình là 9 ngày.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn ghi nhận một số ít các triệu chứng không điển hình của bệnh nhân COVID-19 liên quan đến hội chứng Guillain – Barré như sưng mí mắt, khó nuốt, khó nói, giảm vận động ở chi trên và chi dưới.
Kết luận
Có thể nói, làn sóng dịch bệnh COVID-19 đã gây ra sự tàn phá rất lớn đối với thế giới. Hàng triệu người đã nhiễm SARS-CoV-2 và có rất nhiều ca tử vong. Chưa dừng lại ở đó, theo nhiều nghiên cứu thì COVID-19 có thể gây ra các biến chứng thần kinh cấp tính và lâu dài ở người đang mắc bệnh hoặc hậu nhiễm. Do đó, để tránh các biến chứng thần kinh hậu COVID-19 nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan mà cần sớm đi khám tại các bệnh viện ngay khi có triệu chứng bất thường liên quan đến thần kinh nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!