Bệnh rubella có lây không? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là các bậc cha mẹ. Bởi lẽ, những thông tin về khả năng lan truyền rộng cũng như hậu quả nghiêm trọng của bệnh khiến người ta không khỏi lo lắng.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh rubella có lây không? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là các bậc cha mẹ. Bởi lẽ, những thông tin về khả năng lan truyền rộng cũng như hậu quả nghiêm trọng của bệnh khiến người ta không khỏi lo lắng.
Rubella là bệnh lây truyền được cho là tương đối lành tính. Bệnh do virus rubella gây ra.
Bệnh rubella thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Phụ nữ đang mang thai nhiễm rubella thì thai nhi dễ bị ảnh hưởng, bị khiếm khuyết, dị tật từ khi mới sinh.
Dấu hiệu và triệu chứng của rubella thường rất nhẹ, khó nhận thấy, nhất là ở trẻ em. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra thì chúng thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Chúng thường kéo dài khoảng 1 đến 5 ngày, bao gồm:
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh rubella là virus rubella.
Rubella có khả năng lây lan trên diện rộng nếu lơi lỏng trong công tác phòng chống. Thường thì virus ở trong đường mũi họng của người bệnh. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, virus có trong nước bọt, các dịch lỏng vùng mũi họng sẽ phát tán trong không khí. Người bình thường hít phải không khí này sẽ dễ mắc bệnh. Chia sẻ, dùng chung đồ ăn thức uống với người bệnh cũng khiến bệnh dễ lây lan.
Nói chung, bạn sẽ có nguy cơ mắc rubella cao hơn nếu dùng chung đồ ăn thức uống và các vật dụng cá nhân, hoặc sống ở khu vực lân cận với người bệnh.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị rubella. Mọi người thường chỉ tập trung vào việc cho người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ nước để tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh mau chóng khỏe lại.
Người bệnh sẽ được cho ở phòng riêng, không đi đến những nơi công cộng, đặc biệt là không tiếp xúc với phụ nữ đang mang thai để tránh lây. Phòng ốc và không gian sống của người bệnh cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh rubella không những có lây lan mà còn lây lan trên diện rộng. Vì vậy, cần áp dụng những phương pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm bệnh.
Cách phòng ngừa an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất chính là tiêm phòng. Hiện nay, để tiện lợi hơn, người ta dùng loại vaccine 3 trong 1 MMR (vaccine ngừa được cả bệnh sởi, quai bị, rubella được tích hợp trong một liều tiêm). Ngoài MMR, MMRV cũng là loại vaccine tương tự, nhưng còn ngừa được thêm loại bệnh thứ tư là bệnh thủy đậu.
Vaccine MMRV chỉ dùng được cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi.
Đối với việc tiêm phòng vaccine (loại thường dùng MMR), có những đối tượng được xếp vào nhóm cần tiêm phòng cũng như nhóm chống chỉ định.
Những đối tượng cần tiêm phòng
Những đối tượng thuộc nhóm chống chỉ định
Phản ứng phụ khi tiêm vaccine:
Sau khi tiêm, cần ở lại theo dõi một thời gian để đảm bảo an toàn. Nếu bỏ về sớm thì trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ, bệnh nhân không thể một mình xử trí kịp.
Giữ vệ sinh cá nhân, phòng ở, nhà ở, xung quanh khu vực sống và nơi làm việc.
Để người bệnh nghỉ ngơi và sinh hoạt ở một không gian riêng, có sự cách biệt với những người khác. Người bệnh cũng nên tránh tiếp xúc với thai phụ.
Không dùng chung vật dụng cá nhân, đồ ăn thức uống với người bệnh.
Tránh đến những nơi quá đông đúc, nhất là trong mùa dịch bệnh lây lan.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Rubella
Truy cập ngày 29/08/2019
Rubella signs and symptoms
https://www.cdc.gov/rubella/about/symptoms.html
Truy cập ngày 29/08/2019
What is rubella?
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-rubella#1
Truy cập ngày 29/08/2019
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!