Khi nào cần tiêm vaccine ngừa dại?

Tiêm vaccine ngừa bệnh dại
Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại, chẳng hạn như bác sĩ thú y, người chăm sóc động vật, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại… nên được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại.
Vaccine bệnh dại cũng nên được xem xét cho các đối tượng:
- Những người có hoạt động tiếp xúc thường xuyên với virus dại hoặc với động vật có thể mắc bệnh dại.
- Khách du lịch quốc tế có khả năng tiếp xúc với động vật ở các nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng đang bùng phát dịch dại.
Lịch tiêm vaccine ngừa bệnh dại được chia làm 3 liều vào các thời điểm sau:
Liều 1: Ngày bắt đầu tiêm ngừa dại
Liều 2: 7 ngày sau liều 1
Liều 3: 21 ngày hoặc 28 ngày sau liều 1
Đối với nhân viên phòng thí nghiệm và những người khác có thể tiếp xúc nhiều lần với virus dại, nên xét nghiệm định kỳ và dùng thêm liều tiêm tăng cường khi cần thiết.
Tiêm vaccine điều trị bệnh dại
Bất cứ ai bị động vật cắn đều phải làm sạch vết thương và gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ xác định xem họ có cần được tiêm phòng chữa bệnh dại hay không.
- Nếu bị phơi nhiễm virus dại, bạn nên tiêm 4 liều vaccine bệnh dại, một liều ngay lập tức và các liều bổ sung vào các ngày thứ 3, 7 và 14 sau khi tiêm liều thứ nhất. Bạn cũng sẽ được tiêm thêm một mũi Globulin cùng lúc với liều đầu tiên.
- Nếu đã tiêm phòng bệnh dại trước đó, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 liều vaccine, một liều ngay lập tức, một liều các liều thứ nhất 3 ngày và không cần tiêm thêm Globulin.
Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ?
Nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm chủng ngừa bệnh dại nếu bạn:
– Từng bị ứng dị ứng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) với vaccine bệnh dại trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
– Có hệ thống miễn dịch suy yếu vì:
- Bệnh HIV/AIDS hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid, thuốc điều trị ung thư…
Nếu bị mắc bệnh nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh, bạn vẫn có thể tiêm phòng dại. Nhưng nếu bạn bị bệnh vừa hoặc nặng, nên đợi cho đến khi bình phục rồi mới tiêm vaccine. Trong trường hợp đã tiếp xúc với virus dại, bạn nên tiêm vaccine điều trị bất kể đang bị bệnh gì.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dại
Những việc bạn nên làm để phòng ngừa bệnh dại:
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người đem thú cưng của mình đi tiêm phòng dại.
- Báo cáo động vật đi lạc cho cơ quan y tế địa phương hoặc nhân viên kiểm soát động vật.
- Nhắc nhở trẻ em không được chạm vào hoặc chó, mèo đi lạc.
- Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ và cáo.
Nếu bạn đã bị động vật cắn, đặc biệt đó là một con chó không rõ nguồn gốc hoặc động vật hoang dã:
- Rửa sạch vùng bị cắn bằng xà phòng với nước và băng vết cắn bằng băng sạch.
- Đến ngay bệnh viện gần nhất.
- Gọi các cơ quan kiểm soát động vật địa phương để giúp tìm động vật đã cắn mình.
Nếu bạn biết chủ sở hữu của con vật đã cắn mình, hãy lấy tất cả thông tin của nó bao gồm tình trạng tiêm phòng, tên và địa chỉ của chủ sở hữu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!