backup og meta

Đau cách hồi (đau từng cơn)

Đau cách hồi (đau từng cơn)

Tìm hiểu chung

Đau cách hồi (đau từng cơn) là bệnh gì?

Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hay đi lại. Đau cách hồi thường là một triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, trong đó các động mạch cung cấp máu cho chân tay bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng thiếu máu đến các chi và gây ra các cơn đau.

Thông thường, cơ bắp chân là vùng bị đau cách hồi nhiều nhất. Ngoài ra, bàn chân, đùi và mông cũng có thể bị đau. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi vận động và dần nặng hơn, tuy nhiên cũng có người bị đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cách hồi là gì?

tóc gãy rụng

Những triệu chứng thường gặp của bệnh là cảm thấy đau ở phần bắp chân, bàn chân, đùi, hông, mông. Mức độ đau tùy thuộc vào cường độ vận động của người bệnh. Ngoài ra, đau từng cơn còn có một số triệu chứng khác như:

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy nói với bác sĩ khi bạn có những cơn đau ở tay và chân khi vận động. Nếu không được điều trị, tuần hoàn máu đến chân kém và bệnh động mạch ngoại biên có thể làm phát sinh những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra đau cách hồi (đau từng cơn) là gì?

Phân biệt các triệu chứng bệnh tim mạch theo từng loại

Đau từng cơn là một triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên. Khi mắc bệnh động mạch ngoại biên, sự tuần hoàn máu đến các chi trở nên suy giảm, do động mạch cung cấp máu đến các chi bị hư tổn. Nó thường là do kết quả của xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol tích tụ quá dày trên thành động mạch, khiến cho máu khó lưu thông. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vì các chi và cơ bắp không nhận được đủ máu giàu oxy.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: do hẹp ống sống, đau thần kinh ngoại biên, bệnh cơ xương hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau từng cơn?

Những ai thường mắc phải bệnh đau từng cơn?

Đau cách hồi đa phần ảnh hưởng người lớn tuổi, cụ thể là trên 70 tuổi. Tuy nhiên, đau từng cơn cũng có thể xuất hiện ở người tuổi trung niên (độ tuổi 50) đang bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc đang nghiện thuốc lá.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đau cách hồi?

Những nguy cơ gây ra đau cách hồi cũng tương tự những nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch. Những nguy cơ này bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Nồng độ cholesterol cao
  • Cao huyết áp
  • Béo phì
  • Trên 70 tuổi
  • Trên 50 tuổi nếu bạn bị tiểu đường và hút thuốc
  • Gia đình có người bệnh xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau từng cơn?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán đau từng cơn bằng cách khám lâm sàng triệu chứng và làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mạch máu với thủ thuật siêu âm Doppler để tìm ra dòng tuần hoàn của máu.

Nếu kiểm tra cho thấy sự tuần hoàn giảm, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mạch máu để xem tình trạng bệnh như thế nào trước khi quyết định cần phẫu thuật hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau cách hồi?

thuốc viên

Mục tiêu của việc điều trị đau cách hồi là nhằm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh diễn biến nặng hơn. Trong đó, người bệnh cần thay đổi thói quen trong cuộc sống như tránh hút thuốc, giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm kiểm soát tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu.

Nếu triệu chứng vẫn còn, bác sĩ có thể kê toa thuốc để máu tuần hoàn tốt hơn. Bạn có thể cần đến một liều nhỏ aspirin hằng ngày. Người bệnh cũng cần chăm sóc chân tốt để tránh bị viêm.

Nếu tuần hoàn máu giảm, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu nong mạch để mở rộng động mạch bị nghẽn. Một ống thông dạng bong bóng (catheter) sẽ được chèn vào mạch máu bị hẹp và bơm lên để nong rộng mạch. Bác sĩ cũng có thể đặt stent (ống bằng lưới đặc biệt) vào mạch máu. Các trường hợp cần phẫu thuật khác bao gồm bị loét không lành, bàn chân lạnh và xanh, hoại thư hay những cơn đau dữ dội cả khi nghỉ ngơi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

tập thể dục

Diễn tiến của bệnh đau từng cơn có thể được hạn chế nếu người bệnh:

  • Tránh tổn thương ở cẳng chân và bàn chân.
  • Kiểm soát những nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu.
  • Ngưng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc vì đây là nguy cơ chủ yếu của bệnh động mạch ngoại biên.
  • Tập thể dục vì nó giúp cơ của bạn tốt hơn và khỏe hơn. Tuy nhiên, cần luyện tập đúng cách và vừa phải.
  • Để giúp máu chảy đều đến bàn chân và cẳng chân, hãy nâng đầu giường khoảng tầm 10-15 cm để tim cao hơn cẳng chân.
  • Nhận biết và kiểm soát nồng độ cholesterol. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng phải thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đúng cách như ăn ít chất béo, ăn nhiều rau, quả và ngũ cốc.
  • Tránh dùng một số thuốc nhất định như các thuộc nhóm sinus có chứa thành phần pseudoephedrine làm co mạch máu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 17

Phiên bản hiện tại

26/03/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên người đột quỵ | Hello Bacsi x SANOFI

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Người bị bệnh động mạch vành nên ăn gì? | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 26/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo