Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh hạ huyết áp hay còn được gọi là huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Bạn bị hạ huyết áp khi số đo huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg hay số đo huyết áp tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 60 mmHg. Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh.
Hạ huyết áp là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi nếu không được điều trị kịp thời.
Các bác sĩ thường chia bệnh hạ huyết áp thành các loại, tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố khác. Chúng bao gồm:
Đối với một số người, hạ huyết áp có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là khi huyết áp giảm đột ngột hoặc kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng khi huyết áp giảm đột ngột kèm theo các triệu chứng tụt huyết áp vừa kể trên, có thể dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm gây ra tổn thương đa cơ quan.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong hầu hết trường hợp, hạ huyết áp không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Nhiều người có số đo huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Đôi khi bạn cảm thấy đầu óc quay cuồng và chóng mặt nhưng nếu các biểu hiện của tụt huyết áp không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì bệnh không đến mức nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu các dấu hiệu tụt huyết áp cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp như:
Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp, bao gồm:
Bệnh hạ huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.
Một số yếu tố nguy cơ sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ hoặc y tá tìm ra các triệu chứng hạ huyết áp. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy.
Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
Hạ huyết áp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra các triệu chứng mức độ nhẹ, chẳng hạn như các đợt ngắn chóng mặt khi đứng thì hiếm khi cần phải điều trị.
Đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá sẽ xác định liệu bệnh có phải được gây ra bởi bất kỳ loại thuốc mà bạn uống hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc giảm liều lượng . Nếu bệnh biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và loại hạ huyết áp đang mắc phải, bạn có thể được điều trị bằng cách:
Tùy thuộc vào nguyên nhân và loại hạ huyết áp, bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!