backup og meta

Phân độ suy tim theo NYHA và các giai đoạn theo ACC/AHA

Phân độ suy tim theo NYHA và các giai đoạn theo ACC/AHA

Phân độ suy tim theo NYHA (Hiệp hội Tim mạch New York) là một hệ thống phân chia cấp độ suy tim dựa trên triệu chứng và khả năng hoạt động gắng sức của người bệnh, được dùng trong chẩn đoán ban đầu và dự đoán tiên lượng. Bên cạnh đó, Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng đưa ra một phân độ suy tim khác theo từng giai đoạn nhằm đo lường mức độ hiệu quả của điều trị.

Tìm hiểu về các cách phân chia mức độ suy tim sẽ giúp bạn hiểu hơn chẩn đoán bệnh và mục tiêu điều trị tương ứng.

Phân độ suy tim theo NYHA

Theo NYHA, mỗi phân độ suy tim theo NYHA mô tả mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh và sự gắng sức gây ra triệu chứng tương ứng.

  • Độ I: Không bị giới hạn về hoạt động thể chất. Các hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi quá mức, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.
  • Độ II: Hạn chế nhẹ trong hoạt động thể chất. Cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất thông thường có thể gây mệt mỏi, hồi hộp, khó thở (thở gấp) hay đau ngực.
  • Độ III: Hạn chế đáng kể các hoạt động thể chất. Cảm thấy khỏe hơn khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể chất ít hơn bình thường đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở.
  • Độ IV: Không có hoạt động thể chất nào không gây khó chịu. Các triệu chứng suy tim xảy ra cả khi nghỉ ngơi. Nếu có bất kỳ vận động thể lực nào, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hơn.

Phân độ suy tim theo NYHA được sử dụng phổ biến trong thực tế và các nghiên cứu lâm sàng.

Các giai đoạn suy tim theo ACC/AHA

bệnh suy tim là gì

Bên cạnh hệ thống phân chia của NYHA, Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) đã phát triển một hệ thống khác để xác định các giai đoạn suy tim. Việc này không phải để thay thế mà giúp bổ sung thêm cho cách phân độ suy tim của NYHA. Những giai đoạn này bao gồm cả những bệnh nhân không nằm trong phân độ suy tim nào nhưng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Các giai đoạn suy tim theo ACC/AHA gồm:

Giai đoạn A

  • Có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh lý tim mạch thực tổn hay triệu chứng suy tim, không bị hạn chế trong hoạt động thể chất thông thường.
  • Ví dụ, những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp hay đái tháo đường mà không bị suy thất trái, phì đại thất trái hay bất thường hình dạng buồng tim, hội chứng chuyển hóa, tiền sử dùng thuốc gây tổn thương cơ tim…
  • Những người bệnh này có các yếu tố nguy cơ gây suy tim. Không tương ứng với phân độ suy tim nào theo NYHA.

Giai đoạn B

  • Có bệnh tim thực thể nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng suy tim.
  • Bệnh nhân không có triệu chứng nhưng bị phì đại thất trái hoặc suy giảm chức năng thất trái; có tiền sử nhồi máu cơ tim; mắc bệnh van tim không có triệu chứng.
  • Giai đoạn này tương ứng với bệnh nhân bị suy tim độ I theo hệ thống NYHA.

Giai đoạn C

  • Có bệnh tim thực thể, hiện tại hoặc trước kia có triệu chứng suy tim.
  • Người bệnh biết mình có bệnh tim thực thể và có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức.
  • Đa số trường hợp, người bệnh thuộc vào giai đoạn này. Suy tim giai đoạn C có thể tương ứng với phân độ I, II, III và IV theo NYHA.

Giai đoạn D

  • Suy tim kháng trị, cần có những phương pháp can thiệp đặc biệt.
  • Bệnh nhân có những triệu chứng rõ ràng cả khi nghỉ ngơi, mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu (nhập viện nhiều lần, xuất viện cần có biện pháp điều trị đặc biệt).
  • Bệnh nhân ở giai đoạn này có khả năng nhận được hỗ trợ tuần hoàn từ bên ngoài, truyền thuốc tăng co bóp tim liên tục, trải qua các thủ thuật để dẫn lưu dịch hoặc được ghép tim. Bệnh lúc này tương ứng với suy tim độ IV theo NYHA.

Khi bệnh tiến triển, cơ tim sẽ suy yếu và lượng máu bơm đi đến những cơ quan khác ít hơn, khiến người bệnh đi đến giai đoạn tiếp theo. Lúc đó, bệnh không thể quay trở lại giai đoạn trước đó. Vì thế, mục tiêu điều trị là ngăn không cho suy tim chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc làm tiến triển bệnh.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các phân độ suy tim theo NYHA cũng như phân chia bốn giai đoạn suy tim theo ACC/AHA. Từ đó, bạn có thể trao đổi dễ dàng hơn với bác sĩ và hiểu được nguyên tắc điều trị cho từng giai đoạn bệnh.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Classes of Heart Failure. https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/what-is-heart-failure/classes-of-heart-failure. Ngày truy cập 15/03/2021.

Heart Failure: Understanding Heart Failure. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure. Ngày truy cập 15/03/2021.

New York Heart Association Class https://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/new-york-heart-association-class Ngày truy cập 14/10/2023

Box 10.1Stages and Functional Classes of Heart Failure https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK525153/box/ch10.sec2.box1/?report=objectonly Ngày truy cập 14/10/2023

Diagnosis -Heart failure https://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/diagnosis/ Ngày truy cập 14/10/2023

Universal Definition and Classification of Heart Failure: A Step in the Right Direction from Failure to Function https://www.acc.org/Latest-in-Cardiology/Articles/2021/07/12/12/31/Universal-Definition-and-Classification-of-Heart-Failure Ngày truy cập 14/10/2023

Phiên bản hiện tại

14/10/2023

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Khám phá lời giải người bệnh suy tim sống được bao lâu?

Thuốc điều trị suy tim và tất cả những điều bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 14/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo