backup og meta

[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?

[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?

“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng này, bạn sẽ cần xem xét nhiều yếu tố.

Nếu bạn đang muốn biết “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?”, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để được HelloBacsi giải đáp thắc mắc nhé!

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Trước khi xác định chỉ số nhịp tim 100, 110 hay thậm chí 117 có nguy hiểm không, chúng ta cần biết chỉ số nhịp tim bình thường là bao nhiêu và chỉ số nhịp tim nhanh là bao nhiêu. Thông thường, nhịp tim trung bình ở người khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng 60 – 100 nhịp mỗi phút khi bạn nghỉ ngơi. Nếu chỉ số này vượt mức 100 nhịp/phút thì được xem là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?

nhịp tim 117 có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp phải

Nếu bạn thường xuyên đo được nhịp tim ở mức 117 nhịp/phút thì được xem là nhịp tim nhanh. Tình trạng này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, chẳng hạn như tim thường đập nhanh hơn khi hoạt động gắng sức, tập thể dục hoặc căng thẳng. Ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, tình trạng tim đập nhanh cũng ít có nguy cơ gây ra biến chứng.

Tuy nhiên, đôi khi, nhịp tim trên 100 nhịp/phút là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý cần được quan tâm. Bên cạnh đó, một số tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài còn có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không? Khi đập nhanh trên 117 nhịp/phút, tim sẽ không còn đủ thời gian cần thiết để nạp đầy đủ máu giữa các nhịp đập. Điều này có khả năng gây nguy hiểm do tim không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết cho các tế bào, mô cũng như nhiều cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng của tình trạng tim đập nhanh thường có các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nhịp tim nhanh, tần số tim đập nhanh bao nhiêu và kéo dài bao lâu, bạn có mắc các bệnh lý tim mạch khác hay không…

Khi nhịp tim tăng đến 117 nhịp/phút, đặc biệt nếu kéo dài, tình trạng này có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ gặp phải các biến chứng tiềm ẩn, bao gồm:

  • Hình thành cục máu đông, từ đó tăng khả năng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
  • Thường xuyên ngất xỉu hoặc bất tỉnh
  • Suy tim
  • Đột tử do tim, thường liên quan đến tình trạng rung tâm thất hoặc nhịp nhanh thất.

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không và khi nào nên đến gặp bác sĩ?

nhịp tim 117 có nguy hiểm không và khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn thắc mắc “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” thì thật không may, tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Trước sự nguy hiểm của các biến chứng tiềm ẩn do nhịp tim nhanh gây ra, điều quan trọng là chúng ta cần nhận biết sớm triệu chứng của tình trạng này. Khi gặp phải các dấu hiệu sau đây, bạn nên thận trọng vì đó có thể là biểu hiện của tình trạng nhịp tim nhanh:

  • Thường xuyên chóng mặt, lảo đảo, choáng váng
  • Cảm thấy tim đập nhanh, dồn dập hoặc đánh trống ngực
  • Khó chịu và đau nhói ở ngực trái
  • Thở hụt hơi
  • Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức
  • Ngất xỉu.

Đặc biệt, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay nếu bạn bị đau, cảm giác đè hoặc khó chịu ở ngực, thở hụt hơi, cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Bạn nên làm gì để ổn định nhịp tim?

Sau khi biết nhịp tim nhanh là bao nhiêu và nhịp tim 117 có nguy hiểm không thì một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm là nên làm gì để ổn định nhịp tim và hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng do nhịp tim nhanh. Một số thay đổi trong lối sống sau đây có thể giúp bạn điều hòa nhịp tim cũng như giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch nói chung:

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi, đạp xe đạp… có thể khiến nhịp tim tăng nhẹ trong một thời gian ngắn sau khi tập. Tuy nhiên, việc tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện hoạt động của tim, từ đó giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi. Các chuyên gia khuyến khích mỗi người lớn nên tập thể dục với cường độ vừa phải trong ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Giảm căng thẳng: Giảm căng thẳng có thể giúp ổn định nhịp tim. Bạn hãy thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm căng thẳng, bao gồm: thực hiện các bài tập yoga hoặc giãn cơ, đọc sách, viết nhật ký, thiền, thở sâu, nghe nhạc, đi dạo, tìm đến chuyên gia tâm lý…
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm có thể góp phần làm tăng nhịp tim, đặc biệt là muối (natri). Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhạt, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch như rau củ, trái cây… sẽ giúp hạn chế tình trạng nhịp tim nhanh.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nhịp tim và càng hút thuốc thì lại càng ảnh hưởng đến hệ tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Vì vậy, nếu bạn đang có thói quen này thì nên bỏ càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế caffeine: Caffeine có khả năng làm tăng nhịp tim. Nếu gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, bạn nên hạn chế những loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, soda, nước tăng lực…
  • Uống nhiều nước: Khi bị mất nước, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ ít đi. Điều này buộc tim phải đập nhanh hơn để giúp máu được bơm đầy đủ khắp cơ thể. Vì vậy, một trong những cách giúp ổn định nhịp tim chính là đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Việc thiếu ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực và làm tăng nhịp tim cũng như huyết áp. Nếu khó ngủ, bạn hãy thử tập thể dục, tuân thủ lịch trình ngủ, sử dụng rèm cửa để giúp phòng tối hơn, tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử và TV gần giờ đi ngủ… để ngủ ngon hơn.

Tóm lại, nếu bạn muốn biết “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là có. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì nhịp tim ở mức bình thường, tức là khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu đo nhiều lần mà nhịp tim vẫn ở mức cao trên 117 nhịp/phút trong thời gian dài thì bạn có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám cũng như áp dụng một số biện pháp thay đổi lối sống mà HelloBacsi đã giới thiệu ở trên để ổn định nhịp tim nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to lower your resting heart rate https://www.health.harvard.edu/blog/increase-in-resting-heart-rate-is-a-signal-worth-watching-201112214013 Ngày truy cập: 17/05/2024

Tim đập nhanh có nguy hiểm không https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/tim-ap-nhanh-co-nguy-hiem-khong?inheritRedirect=false Ngày truy cập: 17/05/2024

Tachycardia https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22108-tachycardia Ngày truy cập: 17/05/2024

Tachycardia https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127 Ngày truy cập: 17/05/2024

Tachycardia: Fast Heart Rate https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/about-arrhythmia/tachycardia–fast-heart-rate Ngày truy cập: 17/05/2024

Phiên bản hiện tại

05/07/2024

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 120 có sao không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 05/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo