backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 14/08/2023

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không là lo lắng chung của người có nhịp tim không ổn định. Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời bởi mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại rối loạn nhịp tim là gì, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các bệnh lý nền của bệnh nhân.

    Để biết trong trường hợp của mình, rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

    Rối loạn nhịp tim là nhịp tim không đều. Điều này xảy ra khi các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim bị rối loạn, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm.

    Rối loạn nhịp tim có thể vô hại. Một số trường hợp có triệu chứng khó chịu. Có đôi khi, tình trạng này là nguy hiểm, gây tổn thương tim và thậm chí đe doạ tính mạng của bệnh nhân.

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại mà bạn mắc phải là gì. Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim, nhưng 3 dạng nhịp tim nhanh sau đây là nguy hiểm:

    Rung nhĩ

    Rung nhĩ xảy ra ở buồng tim phía trên (tâm nhĩ). Trong cơn rung nhĩ, nhịp tim tăng tốc nhanh, đột ngột tới 140 – 180 nhịp/phút, khiến cho tâm nhĩ rung lên chứ không đập được, dẫn đến máu không thể tống xuống buồng tim phía dưới (tâm thất).

    Khi máu bị ứ đọng tại buồng nhĩ sẽ dễ hình thành cục máu đông và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Hậu quả có thể gây tắc động mạch hoặc đột quỵ não – biến cố đe doạ tính mạng. Điều này cũng đã lý giải ở thể rung nhĩ, rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không.

    Nhịp nhanh thất

    Dạng này bao gồm các rối loạn nhịp tim bắt đầu ở các buồng dưới của tim (tâm thất). Nhịp tim nhanh trên thất gây ra các đợt nhịp tim đập thình thịch (đánh trống ngực) bắt đầu và kết thúc đột ngột.

    rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không

    Nhịp nhanh thất xảy ra khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở… Nếu không được điều trị, nhịp nhanh thất có thể chuyển thành rung thất, một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

    Rung thất

    Khi thắc mắc rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không, bạn phải lưu ý đặc biệt đến dạng này.

    Nhịp thất nhanh không cho phép tâm thất được đổ đầy máu. Kết quả là tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Nhịp nhanh thất có thể không gây ra vấn đề nghiêm trọng ở những người có trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim gặp dạng loạn nhịp này thì cần cấp cứu khẩn cấp. Rung tâm thất có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, kéo theo truỵ tim mạch chỉ trong vài giây. Ngay sau đó, nhịp thở và mạch của bênh nhân ngừng đập.

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám

    Dù trong trường hợp của bạn, dạng rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không thì việc đi khám khi thấy tim đập bất thường hoặc có triệu chứng bất thường là điều cần thiết. Biến chứng của rối loạn nhịp tim nói chung có thể bao gồm đột quỵ, suy tim và đột tử. Bởi vì, tình trạng này làm tăng nguy cơ đông máu. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển từ tim lên não và gây ra đột quỵ. Tim hoạt động gắng sức do bất thường nhịp tim trong thời gian dài sẽ suy yếu không hồi phục.

    Đặc biệt, bạn cần gọi cấp cứu hoặc tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bị khó thở, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu, đau ngực hoặc khó chịu.

    Những cách ngăn ngừa rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không cũng còn phụ thuộc vào việc bạn điều chỉnh lối sống như thế nào để góp phần hạn chế và ngăn ngừa tim loạn nhịp. Những biện pháp dễ dàng và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà là:

    rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không
    • Chế độ ăn: Mỗi tuần, bạn nên ăn 2–3 bữa cá, đặc biệt là cá biển, vì loại cá này chứa nhiều omega 3. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều rau củ quả tươi và các thực phẩm họ đậu. Bên cạnh đó, bạn nên tránh những thức ăn nhiều đạm và cholesterol như đồ chiên, mỡ động vật…
    • Tập thể dục: Việc tập luyện thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để giúp ổn định nhịp tim, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, tập thể dục quá sức có thể làm tim bị loạn nhịp. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp.
    • Bỏ thói quen xấu: Các thói quen không tốt cho sức khỏe có thể kể đến là hút thuốc lá hay uống rượu bia. Bạn hãy bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc cũng như hạn chế sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác.
    • Kiểm soát căng thẳng: Bạn hãy tránh lo âu, tức giận, stress hay vui buồn quá mức. Việc giữ tinh thần thoải mái rất quan trọng trong việc giúp ổn định nhịp tim.
    • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Nếu trong quá trình điều trị, bạn gặp bất kì dấu hiệu khác thường nào hoặc triệu chứng không cải thiện thì nên đi khám lại ngay để bác sĩ điều chỉnh phác đồ, nếu cần.
    rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc sức khỏe và kiểm soát bệnh. Một khi bạn tuân thủ việc điều trị của bác sĩ, học cách đối phó với rối loạn nhịp tim và biết cách quản lý căng thẳng thì bệnh sẽ không còn đáng lo nữa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 14/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo